Trong thời đại công nghệ phát triển bùng nổ, doanh nghiệp không thể tồn tại nếu chỉ đi theo lối mòn! Doanh nghiệp không thể chủ quan vì đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh hơn.
Nokia – thương hiệu điện thoại hàng đầu những năm 1990 đã bị vượt qua bởi hàng loạt thương hiệu mới như Apple và Samsung do thiếu sáng tạo và ngại thay đổi. Theo khảo sát của Trend Hunter trên 30.000 người:
+ 50% các CEO không tin rằng tổ chức của họ có kế hoạch đổi mới sáng tạo đủ mạnh.
+ 55% các CEO không tin rằng tổ chức của họ có thể thích ứng đủ nhanh.
+ 48% các CEO không tin rằng họ có đủ thời gian dành cho các ý tưởng mới.
+ 56% các CEO không tin rằng tổ chức của họ có thể biến ý tưởng thành hiện thực.
Đã đến lúc các công ty và các nhà quản lý phải đổi mới sáng tạo để tạo ra những đột phá.
3 cuốn sách dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn toàn diện, kết hợp các chiến thuật tốt nhất giúp bạn dự đoán và làm chủ tương lai.
1.
Kiến tạo tương lai – Chiến thuật tư duy đột phá
Những bước đột phá trong tương lai có thể là sản phẩm, dịch vụ, vai trò, ý tưởng hoàn toàn mới hoặc chỉ đơn giản là chúng ta làm việc theo một cách hoàn toàn khác biệt. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy để thích ứng với những điều mới mẻ trong tương lai.
Tuy nhiên, khả năng thay đổi của bạn sẽ bị hạn chế bởi 7 cái bẫy tư duy. Những cái bẫy này sẽ làm giảm tiềm năng đổi mới sáng tạo của bạn đến 93%. Chưa kể, chúng còn che mắt bạn, khiến bạn không thể thấy được cơ hội đổi mới, và bạn tiếp tục bám chặt vào những lối mòn quen thuộc. Đó là lý do vì sao hầu hết mọi người đều không phát huy được tối đa tiềm năng của họ.
Kiến Tạo Tương Lai - Chiến thuật tư duy đột phá
Đây là một bản hướng dẫn hữu ích và toàn diện, kết hợp tất cả những chiến thuật tốt nhất có thể giúp bạn dự đoán và làm chủ tương lai. Tư duy lại chiến lược.
2.
Tư duy lại chiến lược
Rethinking Strategy - Tư Duy Lại Chiến Lược cung cấp cho các tổ chức một quy trình đổi mới sáng tạo để phát triển chiến lược phù hợp với sự biến động và bất định ngày nay. Một quy trình như vậy sẽ tái định hình chiến lược như một nguồn lực và coi việc thiết kế chiến lược như một hoạt động học tập và sáng tạo chính của doanh nghiệp. Tư duy lại chiến lược đưa ra một cách tiếp cận toàn diện và thực tế để giải quyết 3 câu hỏi cốt lõi của việc phát triển một chiến lược thành công: “Tiếp theo là gì? Vậy thì sao? Bây giờ thì sao?”.
Quyển sách là hành trình của tác giả Steve Tighe từ vai trò quản lý bộ phận Tâm lý Người tiêu dùng tại Foster’s đến lĩnh vực nghiên cứu về tương lai và tầm nhìn chiến lược, và cuối cùng là lĩnh vực thiết kế chiến lược. Cuốn sách tổng hợp kinh nghiệm học tập và thực tiễn mà tác giả đã tích luỹ được trong giai đoạn này để đưa ra các phương pháp dự đoán tương lai và một quy trình hoàn chỉnh để phát triển chiến lược.
3.
Khởi nghiệp tinh gọn
Tại sao một doanh nhân tương lai – hoặc một nhà đầu tư tiềm năng cho một dự án mạo hiểm giai đoạn đầu – lại thường bỏ qua 7 yếu tố thử nghiệm ý tưởng mà bắt tay ngay vào chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh, hay thậm chí bắt đầu luôn việc kinh doanh hoặc viết một tờ séc để đầu tư? Có ba lý do chính như sau:
Thứ nhất, cuốn sách Khởi Nghiệp Tinh Gọn này giúp các doanh nhân và nhà đầu tư tránh được những rủi ro sắp đến. Quá trình chuẩn bị một nghiên cứu khả thi hướng vào khách hàng dựa trên 7 yếu tố trong cuốn sách này sẽ cho bạn cơ hội sớm rút khỏi dự án trước khi bước vào con đường có thể là ngõ cụt. Xác định được những sai sót nghiêm trọng từ sớm có thể tránh được việc lãng phí thời gian và công sức vào một cơ hội có thể là hoàn toàn sai lầm.
Thứ hai, với những cơ hội có triển vọng, một nghiên cứu khả thi sẽ tạo nền tảng và đẩy nhanh quá trình khởi nghiệp. Nghiên cứu này đưa ra một tầm nhìn rõ ràng và tập trung vào khách hàng dựa trên góc nhìn về thị trường, ngành kinh doanh và đội ngũ nhân sự, được nhìn nhận một cách độc lập và tổng thể.
Thứ ba, phần lớn các kế hoạch kinh doanh đang được đánh giá quá cao. Chúng ta mất quá nhiều thời gian để viết kế hoạch kinh doanh chi tiết và dành quá ít thời gian cho việc thu thập dữ liệu thực tế từ những khách hàng thực sự về sản phẩm (hoặc sản phẩm mẫu) thực sự. Một nghiên cứu khả thi hướng vào khách hàng cùng với một kế hoạch tập trung sẽ có giá trị hơn một kế hoạch kinh doanh được viết tỉ mỉ – nhưng ngày ngoài và không có cơ sở.
Bài thử nghiệm 7 yếu tố không chỉ giảm thiểu rủi ro bước vào một dự án mạo hiểm không khả thi, mà còn giúp gia tăng cơ hội bắt đầu một dự án kinh doanh thành công, thu hút được cả khách hàng và nguồn vốn.
Trong thời đại cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp phải có khả năng xây dựng một tầm nhìn chiến lược độc đáo. 3 cuốn sách trên như là những cuốn cẩm nang giúp các công ty trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và chiếm được lợi thế bền vững trong tương lai.