Giao tiếp có thực sự là chìa khóa dẫn đến thành công? Điều này có thể đúng hoặc không, nhưng có một sự thật là hầu hết những người giao tiếp thành công thường có lợi thế khởi đầu dễ dàng hơn so với những người giao tiếp kém hiệu quả. Tuy nhiên, vì năng lực vẫn là yếu tố then chốt tạo nên giá trị thực sự, việc xã giao và tạo lập các mối quan hệ cần được nhìn nhận như một công cụ hỗ trợ chứ không bắt buộc, vì không phải ai cũng thích thú với những cuộc trò chuyện xã giao khi xây dựng các mối quan hệ.
“Tôi ghét các mối quan hệ xã giao.' Chúng ta thường nghe câu này từ hầu hết các giám đốc điều hành, các chuyên gia và cả sinh viên đang theo học chương trình MBA. Họ chia sẻ rằng việc phải tạo lập các mối quan hệ xã giao khiến họ cảm thấy không thoải mái và giả tạo hoặc thậm chí là ghê sợ. Mặc dù thực tế là có một số người có niềm đam mê tự nhiên dành cho việc giao tiếp – ví dụ điển hình là những người thuộc nhóm hướng ngoại và có xu hướng yêu thích cũng như tập trung phát triển mạnh về tương tác xã hội – nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy việc xã giao mang tính nửa vờ, gượng ép và thiếu chân thật.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, các mối quan hệ xã giao lại rất cần thiết. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mối quan hệ xã giao trong công việc sẽ mở cửa cho nhiều cơ hội việc làm và kinh doanh hơn cũng như mang đến các kiến thức sâu rộng hơn giúp cải thiện khả năng đổi mới, đẩy nhanh quá trình tiến bộ cũng như mở rộng phạm vi quyền hạn cao hơn. Bên cạnh đó, xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ xã giao trong sự nghiệp cũng hỗ trợ cải thiện chất lượng công việc và tăng sự hài lòng công việc.
Khi chúng tôi thực hiện khảo sát với 165 luật sư tại một công ty luật lớn ở Bắc Mỹ, chúng tôi nhận thấy rằng thành công của họ phụ thuộc vào khả năng xã giao hiệu quả trong nội bộ (tự lựa chọn các khách hàng) và bên ngoài (mang các khách hàng doanh nghiệp về cho công ty). Những người cảm thấy khó chịu và hay lảng tránh các hoạt động xã giao thường sẽ có thu nhập trả theo giờ ít hơn so với các đồng nghiệp của họ.
May mắn thay, nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng nhận định mang tính ác cảm với các mối quan hệ xã giao có thể được khắc phục. Chúng tôi đã xác định được 04 chiến lược có thể giúp mọi người thay đổi suy nghĩ của họ về xây dựng các mối quan hệ xã giao.
1. Tập trung vào học hỏi
Hầu hết mọi người đều tập trung vào động lực ưu tiên, nhưng cũng có những người xem xét mối quan hệ xã giao là nghĩa vụ. Trong nghiên cứu với sinh viên và nhân viên công sở, chúng tôi đã thấy tác động của cả hai nhóm suy nghĩ. Nhóm thứ nhất tìm kiếm mối quan hệ xã giao với sự phấn khích và tò mò, trong khi nhóm thứ hai cảm thấy mối quan hệ xã giao là một yếu tố tiêu cực cần thiết.
Nhóm thứ nhất tập trung vào các mối quan hệ xã giao với sự phấn khích và tò mò, trong khi nhóm thứ hai cảm thấy mối quan hệ xã giao là một yếu tố tiêu cực cần thiết.
Carol Dweck từ Đại học Stanford đã ghi chú rằng bạn hoàn toàn có thể chuyển từ suy nghĩ “phòng thủ” sang “thăng tiến” và xem việc xây dựng mạng lưới xã giao như một cơ hội để khám phá và học hỏi.
Hãy xem xét một hoạt động xã hội liên quan đến công việc mà bạn cảm thấy mình có nghĩa vụ phải tham dự. Đôi khi, vào lúc ít mong đợi nhất thì sẽ xuất hiện cuộc trò chuyện có thể mang đến ý tưởng tuyệt vời và dẫn lối những trải nghiệm cùng cơ hội mới.
Nếu bạn là một người hướng nội, bạn không thể tự huyễn hoặc rằng bản thân mình là người hướng ngoại. Nhưng tất cả mọi người đều có thể tập trung vào lựa chọn động lực khiến mình muốn tham gia vào các hoạt động xã giao. Tập trung vào những điều tích cực chính là bí quyết giúp bạn nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc và khiến các hoạt động quan hệ xã giao trở nên ý nghĩa hơn.
Xác định sở thích tương đồng có thể là bước quan trọng giúp tạo ra các mối quan hệ xã giao ý nghĩa. Theo Brian Uzzi, nguyên tắc chia sẻ hoạt động là yếu tố quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc làm việc cùng nhau trong các nhiệm vụ đòi hỏi sự đóng góp của các thành viên có thể tạo ra các mối quan hệ hợp tác và lâu dài nhất.
Claude Grunitzky, một doanh nhân trong ngành công nghiệp truyền thông, đã chia sẻ cách tiếp cận của mình khi bắt đầu gặp Jefferson Hack, người sáng lập tạp chí âm nhạc và phong cách Anh quốc Dazed & Confused. Grunitzky đã tìm hiểu rất kỹ về Hack và cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với người có thâm niên trong ngành.
Xem xét cách tiếp cận của Claude Grunitzky, một doanh nhân trong chuỗi ngành công nghiệp truyền thông, khi ông bắt đầu gặp Jefferson Hack, người sáng lập tạp chí âm nhạc và phong cách Anh quốc Dazed & Confused. Như được mô tả trong một nghiên cứu điển hình của Trường Kinh doanh Harvard, Julie Battilana, Lakshmi Ramarajan, và James Weber, Grunitzky – khi đó còn là một thanh niên 22 tuổi đang chuẩn bị cho thương vụ kinh doanh đầu tiên của mình, một tạp chí hip-hop ở London - đã tìm hiểu tất cả mọi thứ liên quan đến Hack.
'Tôi đọc tất cả các tạp chí của anh ấy, chú ý đến những gì anh ấy viết và thể loại ban nhạc mà anh ấy đưa ra nhận định” Grunitzky nhớ lại. 'Tôi đã tìm hiểu kỹ đến mức gần như cảm thấy mình có thể hiểu được tính cách của anh ấy trước khi chúng tôi gặp nhau.' Được trang bị các kiến thức và tin tưởng rằng mình và Hack có những quan điểm và khát vọng tương đồng, Grunitzky cảm thấy thoải mái hơn hẳn khi tiếp xúc với người có thâm niên trong ngành.
Suy nghĩ thoáng về những giá trị mang lại có thể giúp tạo ra cuộc hội thoại chân thực và ý nghĩa. Việc nghiên cứu và tìm hiểu từ trước về những sở thích tương đồng có thể là yếu tố quan trọng giúp tăng cường khả năng dẫn đến các mối quan hệ chân thành và hữu ích.
Khi hoạt động xã giao của bạn được thúc đẩy bởi những thông tin, sở thích tương đồng mà bạn đã xác định thông qua việc nghiêm túc nghiên cứu và tìm hiểu từ trước thì cuộc hội thoại sẽ trở nên chân thực, có ý nghĩa hơn và tăng thêm khả năng dẫn đến các mối quan hệ chân thành và hữu ích.
Ngay cả khi bạn không chia sẻ sở thích với ai đó, bạn vẫn có thể tìm thấy những điều có giá trị để chia sẻ bằng cách suy nghĩ vượt ra khuôn khổ. Có một số người cảm thấy bất lực vì họ thuộc nhóm người trẻ trong tổ chức, vì họ nằm trong một nhóm nhỏ hoặc vì những lý do khác - thường tự tin nghĩ rằng mình có quá ít thông tin để trao đổi và do đó ít có khả năng tham gia vào các hoạt động xã giao nhất mặc dù có thể chính họ sẽ là những người sẽ nhận được nhiều lợi ích nhất từ các hoạt động đó.
Vấn đề này đã được nhấn mạnh trong hai nghiên cứu chúng tôi thực hiện tại công ty luật nói trên với các nhóm luật sư khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Những người ở vị trí cấp cao thường thoải mái trong các hoạt động xã giao hơn nhiều so với những người trẻ tuổi vì họ có vai trò lớn hơn trong tổ chức. Khi người ta tin rằng họ có nhiều thứ để chia sẻ cho những người khác, chẳng hạn như những lời khuyên khôn ngoan, sự cố vấn, cơ hội tiếp cận các nguồn lực thì việc xây dựng mạng lưới các mối quan hệ xã giao sẽ trở nên dễ dàng và rộng lượng hơn.
Một thí nghiệm đã xác nhận rằng những người ở vị trí cấp cao với nhiều quyền hạn nhận thấy các hoạt động xã giao ít nặng nề và sẵn sàng tham gia giao tiếp nhiều hơn so với những người được giao nhiệm vụ tham gia hoạt động xã giao trong một điều kiện nhất định và điều đó khiến họ cảm thấy bất lực.
Nếu các mối quan hệ xã giao làm bạn cảm thấy ghê sợ thì bạn không hề đơn độc!
Nhiều người chia sẻ là các mối quan hệ xã giao trong công việc khiến họ cảm thấy rất khó chịu và ghê sợ về cả thể chất và lẫn tinh thần. Trong một thử nghiệm, những người tham gia đã gợi nhớ về các sự kiện xã giao cho công việc bằng các từ khóa liên quan đến vệ sinh, thể hiện sự tiêu cực và không chân thật của họ đối với hoạt động xã giao trong công việc.
Những người tham gia đã gợi nhớ về các sự kiện xã giao cho công việc bằng các từ khóa liên quan đến vệ sinh, thể hiện sự tiêu cực và không chân thật của họ đối với hoạt động xã giao trong công việc.
Tuy nhiên, ngay cả những người có cấp bậc thấp hơn và ít quyền hạn hơn vẫn gần như chắc chắn có nhiều điều để chia sẻ hơn so với những gì họ nhận ra. Trong cuốn sách “Ảnh hưởng không cần đến thẩm quyền”, hai tác giả Allan Cohen và David Bradford đã lưu ý rằng hầu hết mọi người có xu hướng suy nghĩ khá hạn hẹp về các nguồn lực họ sở hữu mà những người khác có thể đánh giá cao. Họ tập trung vào những thứ hữu hình, liên quan đến công việc như tiền bạc, kết nối xã hội, hỗ trợ kỹ thuật và thông tin, đồng thời bỏ qua các giá trị ít hiện hữu rõ ràng hơn như lòng biết ơn, sự công nhận và danh tiếng. Ví dụ, mặc dù những người cố vấn thường thích giúp đỡ người khác nhưng họ có xu hướng tận hưởng việc hỗ trợ nhiều hơn khi được cảm ơn vì sự giúp đỡ đó.
Lời cảm ơn càng chân thành thì nó lại càng có giá trị của nó càng ln đối với người nhận. Một chuyên gia trẻ mà chúng tôi biết đã nói với chúng tôi rằng khi cô ấy bước sang tuổi 30, cô ấy đã viết cho 30 người mà cô ấy cảm thấy đã đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển chuyên môn của mình bằng cách cảm ơn họ và mô tả những phương thức cụ thể mà mỗi người đã giúp đỡ. Người nhận được lời cảm ơn vô cùng đánh giá cao sự cảm kích mang tính cá nhân và hoàn toàn xác thực ấy.
Khi lòng biết ơn được thể hiện công khai, nó cũng có thể nâng cao uy tín của một người cố vấn tại nơi làm việc. Hãy suy nghĩ về những hiệu ứng mà bạn có khi bạn đưa lời khen ngợi của sếp đến với đồng nghiệp và cấp trên, nêu rõ tất cả những điểm mà bạn đã tiến bộ với sự hỗ trợ từ họ.
Bắt đầu việc xã giao bằng cách chia sẻ những sở thích tương đồng sẽ giúp mọi thứ sẽ trở nên chân thành hơn.
Mọi người cũng đánh giá cao những người hiểu giá trị và bản sắc cá nhân của họ và làm cho họ cảm thấy được quan tâm. Juan, một nhà điều hành người Argentina có trụ sở tại văn phòng Toronto của một công ty quản lý bất động sản Canada, kể với chúng tôi về Hendrik, một người thuê nhà đến từ Đức, người đã tập hợp tất cả mọi người trong văn phòng tham gia một loạt các trò chơi bóng đá do anh ta tự mình tổ chức. Rất nhiều những người bạn đa quốc gia tại văn phòng đã tham gia và cuối cùng tất cả cũng cảm thấy có một điều thú vị để làm với các đồng nghiệp đến từ khắp nơi trên thế giới và thế là các mối quan hệ xã giao của Hendrik ngay lập tức tăng lên vùn vụt. Và mặc dù chỉ đứng ở một vị trí thấp nhưng rõ ràng anh đã mang đến một làn gió mới cho tổ chức.
Bạn cũng có thể có được những thông tin chi tiết hoặc kiến thức độc đáo có thể hữu ích đối với những người nằm trong phạm vi xã giao của mình. Ví dụ, giới trẻ thường sẽ có được thông tin cập nhật hơn so với các đồng nghiệp thâm niên về xu hướng thế hệ, thị trường và công nghệ mới. Grunitzky là một ví dụ điển hình. 'Tôi biết tôi có thể mang một cái gì đó đến [Jefferson Hack], đó là chuyên môn trong hip-hop,' anh nói. Vậy là mối quan hệ xã giao đã kết thúc bằng việc mở ra một con đường hai chiều.
Khi bạn suy nghĩ về những gì bạn có thể mang đến cho người khác nhiều hơn so với những gì bạn có thể nhận được từ họ thì các mối quan hệ xã giao ít mang tính quảng báo cá nhân hay ích kỷ mà dần trở nêntự vị tha hơn và do đó xứng đáng với thời gian mà bạn đầu tư vào nó.
4. Đặt mục tiêu cao hơn
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự quan tâm và hiệu quả trong việc xây dựng các mối quan hệ xã giao là mục đích chính mà họ có trong đầu khi bắt đầu làm điều đó. Trong công ty luật chúng tôi nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các luật sư tập trung vào lợi ích tập thể của việc kết nối (“hỗ trợ công ty” và “giúp đỡ khách hàng”) chứ không phải trên các cá nhân (“hỗ trợ hoặc giúp đỡ sự nghiệp”) và do đó họ cảm thấy ít ghê sợ hơn trong tham gia hoạt động xã giao, có nhiều cơ hội kết nối hơn và kết quả là kiếm được nhiều giờ tư vấn được trả công hơn.
Bất kỳ hoạt động công việc nào cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi được gắn liền với một mục tiêu cao cả hơn. Vì vậy, hãy đóng khung các mối quan hệ xã giao của bạn trong các điều khoản đó. Chúng tôi đã thấy cách tiếp cận này giúp các nữ giám đốc điều hành vượt qua sự khó chịu của họ về việc theo đuổi mối quan hệ với các nhà báo và nhà hoạt động xã hội. Khi chúng tôi nhắc nhở họ rằng tiếng nói của phụ nữ không được trình bày rõ ràng trong kinh doanh và sự chú ý của truyền thông là kết quả từ việc xây dựng mạng lưới quan hệ mạnh mẽ hơn để có thể giúp chống lại sự thiên vị về giới thì sự miễn cưỡng của họ dường như được giảm xuống.
Andrea Stairs, giám đốc quản lý của eBay Canada, có một sự thay đổi rõ rệt trong quan điểm. 'Tôi đã phải vượt qua cảm giác sợ hãi phải tự đặt mình làm trung tâm và vươn ra góp mặt trên các phương tiện truyền thông,' cô chia sẻ. “Tôi nhận ra rằng việc hiển thị trước công chúng thực sự tốt cho công ty của mình và cho hình ảnh của phụ nữ trong thế giới kinh doanh nói chung. Tôi nhận thấy sự hiện diện của mình trên phương tiện truyền thông như một cách để hỗ trợ đồng nghiệp và những người phụ nữ khác đã giúp tôi giải thoát tâm lý để hành động và bắt lấy những mối liên hệ mà trước đây tôi không dám nắm giữ. ”
Rất nhiều người, thật ra là hầu hết tất cả chúng ta đều có sự mâu thuẫn mập mờ về các mối quan hệ xã giao. Chúng ta đều biết rằng điều đó rất quan trọng đối với thành công sự nghiệp của mình nhưng lại cảm thấy như phải đánh đổi và thường nhìn nhận vấn đề một cách khó chịu. Những chiến lược nêu trên có thể giúp bạn vượt qua sự ác cảm về các mối quan hệ xã giao. Bằng cách chuyển sang tư duy “thăng tiến”, xác định và khám phá những sở thích có thể chia sẻ, mở rộng tầm nhìn về những giá trị bạn có thể mang đến cho người khác và thúc đẩy bản thân với những mục đích cao cả hơn, bạn sẽ trở nên hào hứng và hiệu quả hơn trong việc xây dựng những mối quan hệ mang lại giá trị tốt đẹp cho mọi người.
Người dịch: Kim Thơ – MyBook
Nguồn: Harvard Business Review, số tháng 5/2016 (trang 104–107). Liên kết: https://hbr.org/2016/05/learn-to-love-networkingutm_campaign=HBR&utm_source=facebook&utm_medium=social