Một sai lầm ít ai biết về giờ giấc ngủ...
Bạn có thể đã nghe nhiều quan điểm khác nhau về giờ giấc ngủ, nhưng không phải quan điểm nào cũng đúng. Bài viết này chỉ ra một sai lầm phổ biến về giấc ngủ mà ít người nhận ra.
1- Thức khuya dậy sớm
Quan điểm đầu tiên, thường thấy người lớn nói. Thực chất đây chỉ là câu nói để khích lệ tinh thần chăm chỉ. Thức khuya dậy sớm không hề khoa học. Nếu mỗi ngày bạn không ngủ đủ 7-8 tiếng, sẽ rất hại cho sức khỏe. Thiếu ngủ là nguyên nhân chính của nhiều bệnh như căng thẳng, đau đầu, trầm cảm, stress, chóng mặt, và giảm hiệu quả công việc.
Nghiên cứu khoa học cho thấy, não người chứa nhiều chất độc. Khi ngủ, các tế bào não co lại, như quả bóng bay bị xì hơi. Ngược lại, khi thức, các tế bào phồng lên. Chất độc có hình dạng như quả thông với nhiều gai nhọn, sẽ di chuyển thành dòng. Khi các tế bào không co lại, những 'quả thông' đó sẽ đâm vào 'quả bóng bay', gây ra các triệu chứng bệnh. Do đó, thiếu ngủ rất có hại. Khi bạn ngủ, tế bào co lại, dòng chảy chất nhờn sẽ cuốn các chất độc đi, giúp bạn tỉnh táo.
-> Vì vậy, đừng lạm dụng thức khuya và ngủ ít, đặc biệt là không ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm cho người lớn.
2- Ngủ sớm dậy sớm
Quan điểm này đúng nhưng chưa đủ. Ngay cả khi bạn ngủ đủ 7-8 tiếng, nếu ngủ quá sớm, chẳng hạn 6h tối bạn đi ngủ, nửa đêm tỉnh dậy cũng không giải quyết được gì. Vì sao vậy? Theo Đông Y, năng lượng cơ thể phụ thuộc vào lượng máu. Máu tốt thì cơ thể khỏe, máu kém thì cơ thể yếu. Mà máu tốt hay không tốt phụ thuộc vào quá trình lọc máu khi chúng ta ngủ vào ban đêm.
Hàng ngày, sau khi hoạt động, máu cung cấp cho cơ thể sẽ không còn tốt nữa, giống như nước sạch sau khi sử dụng trở thành nước thải. Nhưng máu không thể thải ra ngoài mà phải qua quá trình tuần hoàn để lọc lại. Quá trình lọc máu là cực kỳ quan trọng, thời gian thích hợp nhất là từ 12h đêm đến 3h sáng. Bạn cần ít nhất 2 tiếng sau khi ngủ để giấc ngủ sâu bắt đầu, vì vậy thời điểm lý tưởng để đi ngủ là khoảng 10h tối. Những ai ngủ sau 12h thường không có giấc ngủ chất lượng.
Tóm lại, bạn cần đi ngủ đúng giờ và dậy đúng lúc. Khoa học chỉ ra thời điểm tốt nhất để đi ngủ là từ 9h-11h tối, mỗi tối ngủ khoảng 7-8 tiếng. Khi đó năng lượng của bạn sẽ được tái tạo, đó mới là sức khỏe thực sự. Con người cứ cố gắng làm việc mà không hiểu tầm quan trọng của giấc ngủ thì thực sự là lãng phí. Mỗi người đều dành khoảng 1/3 cuộc đời để ngủ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về giấc ngủ.
3- Một vài gợi ý giúp bạn
- Nguyên tắc 10h30
Đầu tiên, một nguyên tắc giúp bạn thực hiện tốt điều này là hãy đi ngủ lúc 10h30 tối. Trừ những dịp đặc biệt, bạn có thể phá lệ. Dù là ngày nghỉ hay ngày thường, hãy duy trì nguyên tắc này. Nếu bạn chưa có thói quen này, hãy giảm dần độ khó. Ví dụ, nếu bạn đang đi ngủ lúc 2h sáng, tuần này hãy ngủ lúc 1h30, tuần sau là 1h, rồi 12h30, 12h, 11h30, 11h, và cuối cùng là 10h30. Chắc chắn bạn sẽ làm được.
- Tắt mọi thứ khiến ngủ muộn
Ngoài ra, một bí quyết nhỏ khác để giúp bạn là tắt các thiết bị gây mất ngủ, chẳng hạn như tắt hết các thiết bị điện tử, laptop, điện thoại thông minh lúc 21h. Khoa học chỉ ra rằng ánh sáng từ các thiết bị này ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Việc không sử dụng chúng trong 1-2 tiếng trước khi ngủ là rất quan trọng cho mắt. Thay vì bước vào thế giới ảo, hãy dành thời gian đó cho thiền định hoặc đọc sách giấy.
- Đặt báo ngủ
Cuối cùng, hãy đặt báo thức nhắc nhở bạn đi ngủ mỗi ngày. Chẳng hạn, luôn đặt chuông báo lúc 10h tối. Điều này sẽ là lời nhắc hiệu quả rằng 'Hãy ngủ đúng giấc, dậy đúng giờ'.
Chúc bạn luôn tràn đầy sức khỏe!
Nguồn: http://dovietcuong.com/ngu-dung-giac-day-dung-gio/