Đôi khi, tôi thấy biết ơn niềm vui đọc sách của mình. Không phải lúc nào tôi cũng tìm đến người thân hay bạn bè để chia sẻ nỗi buồn. Tôi là kiểu người chỉ vui vẻ, trò chuyện khi mình đang vui. Những lúc buồn, tôi tìm đến sách.
Trong những trang sách, tôi luôn tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi khó khăn của cuộc đời. Ai cũng có thể tìm kiếm trên Google về lợi ích của việc đọc sách. Nhưng với tôi, đọc sách chỉ gói gọn trong một câu:
Thật buồn khi không thể chia sẻ những mặt tối của bản thân với người thân, nhưng cũng thật an ủi khi có những cuốn sách bên cạnh.
Những con chữ không tự xuất hiện trong trang sách. Luôn có ai đó đứng sau mỗi cuốn sách. Bạn có từng muốn nghe tác giả nói chuyện sau khi đọc sách của họ không? Tôi thì có, đặc biệt là với Alain de Botton. Ông ấy biến triết học khô khan thành những câu chuyện đời thường dễ hiểu.
Lối viết nhẹ nhàng, ngôn từ giản dị và hài hước của ông đã thay đổi ấn tượng của tôi về triết học. Khi đọc trang cuối, tôi nhận ra triết học không phải là điều gì sâu xa, khó hiểu. Triết học bắt nguồn từ cuộc sống, là những câu hỏi và suy nghĩ về con người, về thế giới và cách chúng ta đối mặt với cuộc sống. Tất cả chúng ta đều từng đặt những câu hỏi triết học như: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? Tôi nên làm gì? Nhưng ít người suy nghĩ sâu và đưa ra tư tưởng như các triết gia.
Chào bạn! Nếu bạn đã đọc đến đây thì xin giới thiệu, bạn đang đọc một bài viết về một cuốn sách triết học. Cuốn sách như một cuộc hành trình ngắn, giống như tôi đang xem một bộ phim về các triết gia nổi tiếng. Việc chỉ chọn giới thiệu một vài triết gia giữa vô số triết gia trong lịch sử khiến nội dung cuốn sách trở nên thú vị, tất nhiên, đó là cảm nhận cá nhân của tôi. Những nhân vật vĩ đại ấy xuất hiện trong sách như những con người bình thường, như bất kỳ ai chúng ta gặp trên đường đời, cũng có những vấn đề như không được yêu thích, thiếu tiền, thấy mình không hoàn hảo, thất tình, gặp khó khăn hay bất ngờ gặp chuyện không vừa ý.
Và rồi bạn sẽ thấy, trong cuốn sách này, sáu con người vĩ đại nghĩ gì về cuộc sống hạnh phúc:
Trước tiên, chúng ta gặp gỡ Socrate, người tìm thấy sự an ủi khi không được yêu thích:
Socrate là triết gia Hy Lạp cổ đại, sống ở thành phố Athens khoảng những năm 400 TCN. Ông không chấp nhận bất kỳ quan niệm nào chỉ vì nó được số đông đồng tình, có lịch sử lâu dài hay do người có địa vị nói ra. Ông cho rằng để biết đúng sai phải xem xét và suy nghĩ một cách logic và có hệ thống. Ông khuyến khích mỗi người tự phân tích vấn đề nghiêm túc thay vì nhìn sang người khác, nghe theo ý kiến của sếp hay người được nhiều người ngưỡng mộ. Những người có địa vị cao trong xã hội thời đó có tiếng nói uy tín, nhưng không phải lúc nào cũng đưa ra nhận định đúng.
Ông xem mình như người đỡ đẻ cho ý tưởng của người khác. Bằng những câu hỏi, ông nhẹ nhàng hướng người đối diện tìm ra điều đúng đắn cho riêng họ. Một thầy giáo lý tưởng ở mọi thời đại là người giúp học trò tìm ra chân lý thay vì mang chân lý đến cho họ. Ông luôn tin rằng mình không biết gì cả. Phương pháp tư duy của ông có thể xem là thầy giáo thông thái nhất từ trước đến giờ.
Thông thường, mỗi người chúng ta tìm cách chứng minh niềm tin của mình là đúng. Phương pháp của ông thì ngược lại, luôn tìm bằng chứng chứng minh chân lý có thể sai, tìm đến khi không thể tìm được bằng chứng phản bác nào nữa tức là đã tìm được quan niệm đúng đắn cho vấn đề đó.
Ông cho rằng trực giác của chúng ta có khả năng nhận biết chân lý. Nhưng theo Socrate, sản phẩm của tư duy luôn vượt trội hơn sản phẩm của trực giác. Tri thức phải bao gồm hiểu biết về nguyên nhân tại sao một điều đúng và tại sao điều ngược lại sai. Bạn cần biết cách lập luận để phản bác khi gặp ý kiến trái chiều.
Ông dành cả cuộc đời để gặp từng người ở Athens và tìm kiếm người thực sự thông tuệ. Điều này khiến nhiều người ghét ông vì họ nghĩ rằng mình biết mọi thứ, nhưng ông chỉ ra rằng họ không hề thông thái. Do đó, họ tìm cách buộc tội ông đến chết.
Câu chuyện về cái chết của Socrate thực sự buồn. Những người phán quyết ông là quân nhân nhàn rỗi, người già về hưu, ngồi vào vị trí bồi thẩm đoàn để nhận lương và đưa ra quyết định cảm tính, thiếu lập luận.
Tác giả cuốn sách này, Alain de Botton, nhắn nhủ rằng, ta không cần uống cốc rượu độc như Socrate để giữ vững lý tưởng. Chỉ cần giữ phương pháp của ông với thái độ cầu tiến và ham hiểu biết là đủ.
,
hãy tìm đến EpicurusChúng ta cần tiền để đáp ứng nhu cầu cơ bản, nhưng theo Epicurus, nhiều tiền không đồng nghĩa với hạnh phúc. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa nhu cầu tinh thần và vật chất. Những nỗi đau tâm hồn cần thời gian suy ngẫm, nhưng ta lại tìm kiếm sự an ủi bên ngoài.
Chúng ta gán ý nghĩa lớn cho những vật chất vô tri. Edward Bernays, 'ông tổ ngành quan hệ công chúng', vào năm 1929, đã thành công trong việc khiến phụ nữ tin rằng hút thuốc giúp thay đổi vị thế với nam giới. Ông đánh trúng khát khao được đánh giá khác của phụ nữ trong thời kỳ bất bình đẳng giới, làm họ tin rằng một điếu thuốc có thể thay đổi vấn đề phức tạp như bình đẳng giới.
Vì dễ bị thu hút bởi những gì nổi bật, chúng ta thường bị quảng cáo tác động mà không biết. Doanh nghiệp thành công trong việc khiến ta tin rằng sở hữu hàng hóa sẽ làm ta hạnh phúc hơn. Nhưng Epicurus cho rằng, một lượng vật chất vừa đủ và những yếu tố sau sẽ giúp ta sống hạnh phúc, viên mãn:
1. Tình bạn: 'Trước khi ăn hay uống gì, hãy cân nhắc kỹ người bạn muốn ăn cùng thay vì chỉ quan tâm đến đồ ăn thức uống. Bởi ăn một mình, dù là món sang trọng, là cuộc đời của sư tử hay sói.'
2. Tự do làm việc mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ ông chủ nào.
3. Suy nghĩ: phân tích nỗi lo lắng, buồn phiền của mình một cách tỉnh táo và logic thay vì cố gắng mua sắm để thoát khỏi nỗi đau tâm hồn. Nhầm lẫn về ham muốn vật chất không cần thiết xuất phát từ việc không hiểu rõ nhu cầu của chính mình. Hãy dành ít phút sử dụng phương pháp tư duy của Epicurus để hiểu nhu cầu thật sự ẩn sâu dưới mong muốn có món đồ mới của bạn.
Trong phần III, tác giả giới thiệu một triết gia đối mặt với nhiều bất hạnh với thái độ điềm nhiên. Tiếp cận triết lý về sự thất vọng của Seneca:
Mọi sự thất vọng đều có cấu trúc cơ bản: sự va chạm giữa mong muốn và thực tế không như mong đợi.
Theo Seneca, thất vọng là không thể tránh khỏi, và mỗi người có xu hướng phản ứng với thất vọng theo nhiều cách:
Nhà triết học cho rằng, đôi khi con người phản ứng với thất vọng bằng cơn giận dữ. Chúng ta tức giận vì những điều xảy ra khác với mong đợi. Giận dữ xuất phát từ lý giải sai lầm về thực tại, chúng ta quá lạc quan về thế giới và mọi người xung quanh. Khi thực tế không như mong đợi, ta nổi giận. Càng quen với ý nghĩ mọi thứ sẽ theo ý mình, ta càng dễ nổi giận.
Chúng ta sẽ bị sốc trước những biến cố bất ngờ (và thường không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra với mình) như một vụ tai nạn đột ngột khiến ta cô độc giữa cuộc đời. Không có gì mà thần Định mệnh (Fortune) không dám cướp đi từ tay con người. Hãy nhớ rằng dù xác suất nhỏ đến đâu cũng không có gì đảm bảo một thảm họa sẽ không đến. Ta nên làm gì khi đối mặt với những cú sốc này? Seneca nói: “Hãy tính đến mọi việc, hãy tiên liệu mọi việc”. Đừng bao giờ nghĩ rằng một tai nạn thảm khốc, khủng hoảng tài chính, hay cái chết của người thân sẽ không bao giờ xảy ra với ta.
Khi quá tin tưởng vào sự công bằng của cuộc đời, rằng “Ở hiền gặp lành”, ta dễ cảm thấy bị đối xử bất công.
Có lúc ta lo âu bồn chồn khi không biết chắc điều gì sẽ xảy ra, mong muốn kết quả tốt nhất nhưng lo sợ điều tệ hại sẽ đến.
Đôi khi có những người hiểu sai ý nghĩa của mọi thứ, nghĩ rằng mình bị chế giễu.
Tóm lại, cuộc sống không theo ý muốn của ta, không dễ đoán, thậm chí đôi khi còn thiếu công bằng và xen lẫn những diễn giải sai lầm của ta. Theo Seneca, tốt nhất là học cách phân biệt những điều ta có thể thay đổi với những điều ta chỉ có thể chấp nhận với tâm thế bình thản.
Và ở phần IV, Alain de Botton tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến với Montaigne, người sẵn sàng chấp nhận sự thiếu hụt, không toàn vẹn ở nhiều khía cạnh của con người.
Ông bắt đầu viết khá muộn, khi đã gần 40, sau một thời gian dài chịu đựng nỗi đau mất người bạn tri kỷ. Người bạn này là người duy nhất “có đặc quyền biết hình ảnh thực của tôi”. Sự cô đơn khi không thể bày tỏ chân thật với bất cứ ai nữa đã khiến ông quyết định chia sẻ qua những trang sách: “…và nếu những người bạn trung thành nhất muốn biết những bí mật sâu kín nhất của tôi, tôi giới thiệu họ đến hiệu sách”. Nếu Montaigne sống ở hiện tại, có lẽ ông sẽ là một blogger nổi tiếng. Tất cả những gì ông viết đã được xuất bản thành bộ Essays gồm 107 bài viết về nhiều chủ đề khác nhau.
Về con người:
là một sinh thể toàn vẹn gồm cả lý trí và cơ thể sinh học, mặc dù đôi khi cơ thể không tuân theo mong muốn của lý trí. Nhưng “điều kém văn minh nhất trong sự phiền não của chúng ta là khinh miệt cơ thể mình”. Vàông cho rằng “rằng chúng ta không là một loài gì khác ngoài một loài ngu xuẩn”khi ta tự tin con người sở hữu trí tuệ vượt lên trên hết thảy các loài vật. Sự ngu ngốc của chúng ta xuất phát từ sự kiêu hãnh về trí tuệ của mình.Về sự thiển cận của chúng ta khi đối mặt với một nền văn hóa khác biệt: “mỗi dân tộc đều có nhiều phong tục và tập quán mà với dân tộc khác, chúng không chỉ lạ mà còn man rợ và đáng kinh ngạc”
Và giáo dục nên được tiến hành với mục đích không gì khác ngoài “…để làm cho ta tốt đẹp và thông thái… dạy ta tìm kiếm phẩm hạnh và đi theo minh triết” chứ không phải cố gắng lắp đầy trí nhớ người học mà thiếu đi khả năng tư duy lập luận để phân biệt đúng sai. Theo ông, sự thông thái phải là “tất cả những gì giúp con người sống hạnh phúc và có đạo đức”.
Ông còn viết về chính bản thân mình, về niềm vui, nỗi buồn, về những cuốn sách.
Và ở phần V, ta sẽ gặp Schopenhauer để nghe ông nói về nỗi đau khi lời tỏ tình bị từ chối hay khi người ta yêu quyết định không đi cùng ta nữa, về bản chất của tình yêu, và biết đâu sẽ giúp ta tìm thấyniềm an ủi cho trái tim tan vỡ.
Rồi cuối cùng, hãy nghe Nietzsche nói về một nghịch lý có vẻ như không ai mong muốn, nhưng lại mang đến niềm an ủi khi ta đang gặp khó khăn: Mỗi khi muốn tìm kiếm sự thỏa mãn trong cuộc sống, đó cũng là lúc ta bắt đầu đối diện với hàng loạt những khó khăn. Chúng ta không thể bỏ qua những điều mà ta cho là tiêu cực (những nỗi đau, cảm xúc buồn, giận, ghen tị, tham lam…) để giữ lại những gì được coi là tích cực. Không có con đường nào trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc mà ta không phải mất một chút nỗ lực. Nói cách khác, chỉ khi ta sẵn lòng đối diện với những khó khăn, những nỗi đau thì khi đó ta mới có thể nhận lấy cơ hội gặp được hạnh phúc.
Nếu bạn đang cảm thấy thất vọng vì những chia sẻ của tôi về ba phần cuối quá ngắn ngủi thì hãy khoan giận dữ, mà hãy để điều đó dẫn bạn đến hiệu sách, tìm đến cuốnSự an ủi của triết họcđể lấp đầy khoảng hụt hẫng vừa rồi nhé. Vì sẽ thật có lỗi khi bạn đọc phải đọc một bài giới thiệu quá chi tiết đến mức cảm thấy không cần phải đọc sách nữa.