Nếu phải trả lời câu hỏi 'thất bại lớn nhất đời người là gì?', bạn sẽ đưa ra câu trả lời như thế nào?
Với tôi, câu trả lời đó là BỎ CUỘC. Hy vọng rằng, những triết lý dưới đây sẽ giúp mỗi người nhận ra điều đó.
1. Làm bất kỳ việc gì, ta không sợ người mệt, mà sợ rằng tâm mệt và từ bỏ giữa chừng. Hãy đặt cho mình một mục tiêu bất di bất dịch dù là lớn hay nhỏ, và kiên trì thực hiện đến cùng.
2. Không nói, sẽ không có người biết bạn muốn gì. Không làm, bất cứ suy nghĩ, ý tưởng nào cũng chỉ có thể tung tăng trong đầu bạn mà thôi. Và không bước chân đi, bạn mãi mãi sẽ chẳng tìm được phương hướng để tiến về phía trước.
3. Bạn muốn mình trở thành người như thế nào, bạn sẽ trở thành người như vậy. Vị trí mà bạn đang đứng hiện tại xuất phát từ niềm tin và hy vọng của chính bạn, chứ không phải từ người khác.
4. Việc khó hay dễ, khi đã làm, bản thân mình là người hiểu. Khổ hay sướng, trong lòng mình tự biết. Dù là ai, cũng có nỗi khổ riêng, việc gì cũng có cái khó của nó. Vì vậy, đừng quá ngưỡng mộ huy hoàng của người khác, cũng đừng chế giễu bất hạnh của người khác.
5. Thay vì oán trách thế giới, hãy thay đổi bản thân. Kiểm soát con tim thật tốt, hoàn thành công việc của mình thật tốt, điều đó sẽ mạnh hơn bất cứ thứ gì.
Đời người không có ai là hoàn mỹ, hãy xem những khó khăn rắc rối thành cảnh đẹp mà ta vô tình bắt gặp trên đường đời, đón nhận một cách bình thản, tất cả sẽ được sắp xếp đâu vào đấy.
6. Phấn đấu và không phấn đấu, kết quả được tạo ra tất nhiên sẽ chẳng bao giờ giống nhau.
Cuộc sống giống như việc chúng ta đi xe đạp, chỉ cần ta dừng lại, xe sẽ đổ. Vì vậy, hãy giữ tâm thái luôn luôn phấn đấu, để thế giới trở nên tươi đẹp và cuộc đời bạn cũng vậy, có nhiều điều để nói hơn.
7. Trên thế giới này, cơ bản không tồn tại những việc “không thể”. Khi bạn mất đi tất cả, chẳng còn nơi nào để dựa dẫm, tự nhiên với bạn, mọi việc đều trở nên “có thể”. Không ép bản thân, bạn mãi mãi chẳng thể phát hiện ra mình ưu tú đến mức nào.
8. Vận mệnh của chúng ta là do chính hành động của chúng ta quyết định chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào xuất thân ban đầu. Cơ hội trên đời chưa bao giờ và sẽ không bao giờ bình đẳng, nhưng kết quả thì có thể bình đẳng.
9. Bất cứ việc gì cũng có một đạo lý, có thể vượt qua, xuất chúng; không thể vượt qua, sẽ bị đào thải hoặc hất ra ngoài. Đây chính là đời người, chỉ có sáng tạo, mới có thể có hưởng thụ thực sự, chỉ có phấn đấu, mới có được một cuộc sống đủ đầy.
10. Mỗi một chút kiên trì đều là sự tích lũy cho thành công. Chỉ cần tin vào bản thân, rồi bạn sẽ gặp được những điều mới lạ và thú vị.
Mỗi một cuộc sống đều có quỹ đạo của riêng nó, hãy nhớ khẳng định bản thân, đừng dễ dàng bỏ cuộc. Mỗi một buổi sớm mai đều là thời điểm bắt đầu của hy vọng, hãy nhớ cổ vũ bản thân!
8 cách để đứng lên sau thất bại
Cuộc đời mỗi người ai rồi cũng phải nếm trải cảm giác thất bại một lần, thất bại là từ bỏ hay sau thất bại đứng lên để đi tiếp, để nếm trải mọi cay đắng rồi thành công sẽ trở nên quý giá hơn. Một trong những việc khó khăn nhất trong đời mỗi người là “đứng lên sau thất bại”. Hầu hết những vĩ nhân trên thế giới đều là những người chịu “hàng tá” những thất bại. Vậy làm sao để đứng lên sau thất bại và tìm kiếm thành công? Hãy cứ đau khổ khi gặp phải một thất bại, nếu muốn khóc hãy cứ khóc, nếu đau khổ hãy cứ đau khổ. Đừng cố che giấu sự đau khổ của mình, vì bạn không bao giờ có thể che giấu, đau khổ khi thất bại là một quy luật. Nếu cứ cố che giấu sự đau khổ lúc đó, thì đến một lúc nào đó nó sẽ bộc phát ra và còn nguy hiểm hơn nhiều. Đẳng cấp của một người sau khi thất bại không phải là ở chỗ người đó che giấu cảm xúc thế nào mà là người đó đứng lên sau thất bại như thế nào. Học cách đối mặt với cảm xúc của chính mình khi thất bại, hoặc khi thành công là một nghệ thuật. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp bạn phải che giấu cảm xúc, nhưng nếu có thể, hãy cứ khóc khi thất bại.
1. Dũng cảm đối diện với sai lầm của bản thân.
Thành công luôn đi kèm với khó khăn, không có cuộc đời nào chỉ toàn sóng yên biển lặng hay kết quả tốt đẹp mĩ mãn. Thất bại xuất hiện để cân bằng cuộc sống, là cơ hội để bạn phát triển bản thân toàn diện hơn. Hãy chấp nhận rằng không mọi sự trên đời đi theo con đường bạn mong muốn, sẽ có lúc trầm cũng sẽ có lúc thăng hoa. Hãy nhìn thấy thất bại như một chỉ dẫn soi đường, giúp bạn giác ngộ thành công. Đừng quá cầu toàn, hãy học cách kiểm soát nó. Khi bạn chỉ muốn mọi thứ hoàn hảo, bạn sẽ trở nên cay nghiệt với 'thất bại' và kết quả là bạn bị yếu thế trước lỗi lầm và rất khó khăn để chấp nhận thất bại của mình.
2. Học cách khích lệ chính mình
Khi gặp thất bại, có thể bạn sẽ rất buồn, nhưng chỉ là buồn thôi nhé, đừng nản lòng mà hãy biết cách tự khích lệ để vượt qua. Mỗi lần vấp ngã là một lần học hỏi, vì 'ai cũng có lúc lầm mình, chớ cứ ngại lần đôi', đúng không? Khi bạn đã có thể nói điều đó, có nghĩa là bạn đã có thể thắng cảm giác thất bại để vươn lên. Không ai hoàn hảo đến mức không từng thất bại, hãy nhìn vào những con người nổi tiếng trên thế giới, như nhà khoa học nổi tiếng Einstein đã phải vượt qua nhiều thất bại để chứng minh công thức nổi tiếng sau này, cô J.K.Rowling đã từng bị 11 nhà xuất bản từ chối khi cô muốn phát hành quyển sách 'Harry Potter và Hòn đá phù thủy'… Hãy học tập từ những tấm gương đó và tự khích lệ bản thân nhé. Không ngừng nỗ lực, bất kỳ khó khăn nào bạn cũng có thể vượt qua.
3. Kiên định và giữ bình tĩnh – coi thất bại chỉ là tạm thời
Khi thất bại, dễ làm lung lay ý chí và tinh thần, điều quan trọng là bạn phải kiên định với mục tiêu và con đường đã chọn. Đừng sợ thất bại và không nên cho nó gắn bó với mình, hãy xem đó chỉ là tạm thời, và bạn sẽ vượt qua nó ngay thôi. Hãy nhớ lại những tấm gương thành công trên thế giới, họ đã trải qua rất nhiều thất bại để có được thành công, và chúng ta cũng sẽ vậy. Dù bạn cảm thấy thế nào mỗi khi vấp ngã đi chăng nữa thì đừng đánh mất bình tĩnh của mình. Nếu bạn đang thực sự thất vọng và tức giận, hãy kiểm soát cảm xúc để tạo động lực cho mình và bắt đầu lại. Đừng dùng giận dữ với người khác, đó là một thái độ rất không tốt, thậm chí có thể gây tổn thương cho người khác. Lúc này, bạn có thể chạy bộ, bơi lội hoặc thậm chí đấm bốc để giảm căng thẳng, áp lực nội tâm và có thêm thời gian, không gian để suy nghĩ. Không nhất thiết là những hoạt động đó, chỉ cần làm điều gì đó khiến bạn tập trung và cần nhiều năng lượng để tự điều hướng lại bản thân. Nỗi đau không thể lành lành bằng một đêm, bạn cần thời gian để chăm sóc nó, thì nó mới chóng lành và không để lại di chứng gì. Vậy nên, đừng vội vàng, bạn cần thời gian, thậm chí rất nhiều để tự đứng dậy sau khi vấp ngã.
4. Sửa chữa sai lầm
“Khi thất bại xảy ra, phản ứng tự nhiên của chúng ta thường là buông xuôi, nhưng thực sự thì thất bại không đáng sợ, điều đáng sợ nhất là chấp nhận thất bại mà không tiếp tục cố gắng. Bạn sẽ tự mãn với việc quên đi nó và không còn cố gắng nữa. Những mục tiêu mà bạn đã đặt ra sẽ rơi vào quên lãng. Vậy tại sao chúng ta không vượt qua nó?”
Hãy tìm ra nguyên nhân thất bại của mình, hỏi 'Tại sao?' và tự xét lại bản thân, bởi đôi khi câu trả lời sẽ đến từ bạn. Thất bại là động lực để chúng ta sửa chữa sai lầm, đừng trốn tránh và đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện hay những lý do 'không thể nói rõ', hãy thành thật đối diện và dũng cảm nhận ra sai lầm của mình.
Thất bại nằm ở đâu, chúng ta sẽ sửa ở đó. Quan trọng nhất là quyết tâm, vượt qua bản thân và vượt qua sự phê phán của xã hội. Như một người bạn từng nói: cuộc đời chỉ có một, hãy sống tốt và tránh để lặp lại sai lầm.
5. Lắng nghe và bỏ qua
Khi gặp thất bại, sẽ có hai loại ý kiến. Một là động viên, khích lệ, ủng hộ và khuyên bảo. Hai là chỉ trích, chê bai,… Và điều chúng ta cần là lắng nghe những lời động viên, những lời khuyên và kinh nghiệm để có thêm sức mạnh vượt qua thất bại. Hãy bỏ qua những lời chê bai, đồn đại và xấu xa để không bị mất ý chí. Đừng để ý đến cách mọi người nhìn bạn. Mọi chuyện sẽ trôi qua theo thời gian. Hôm nay, họ có thể chỉ trích thất bại của bạn, cười vào bạn, nhưng ngày mai họ sẽ quên đi vì họ lo lắng cho thất bại của riêng mình. Hãy coi thất bại như một công cụ để tăng cường sự quyết tâm và dũng cảm đối mặt với mọi thử thách cũng như những lời chỉ trích, phê bình.
6. Hành động và tìm ra lý do tại sao thất bại
Đừng mãi ngồi khóc, kiên định, lắng nghe,… hãy hành động. Chỉ có hành động mới biến thất bại thành kinh nghiệm. Hãy hành động để chứng minh rằng những người 'dán nhãn' thất bại cho chúng ta thấy rằng họ đã sai, và chúng ta đang khôi phục lại những gì đã thất bại. Tập trung vào việc cố gắng lần nữa. Dale Carnegie đã nói rằng đây là bước cần thiết để phát triển thành công từ thất bại. Sự nản lòng và thất bại là hai nền tảng chắc chắn nhất để thành công. Nguồn gốc của mọi thành công với hầu hết mọi người chính là tính kiên trì, bền bỉ. Đừng nhầm lẫn thiếu kiên trì với mục tiêu không thể đạt được. Dù bạn đã cố gắng làm giống như người khác, nhưng bạn vẫn thất bại, điều này không có nghĩa là bạn thua cuộc. Quan trọng là bạn phải rút ra bài học cho bản thân sau mỗi thất bại và tìm con đường thành công của riêng mình.
7. Đừng cố hoàn hảo, hãy tiến bộ
Không ai là hoàn hảo và công việc cũng không thể làm hoàn hảo. Đừng buồn khi công việc không được như ý muốn. Nhưng hãy tự trách mình nếu công việc không tiến bộ. Đó là việc chúng ta không ép công việc trở nên hoàn hảo, nhưng phải luôn cố gắng hết mình để công việc luôn tiến bộ, hôm nay cao hơn hôm qua. Có câu nói rằng, “chúng ta không chỉ phát triển cho bản thân mà còn phát triển để đóng góp cho xã hội, cống hiến bản thân cho sự phát triển chung của xã hội. Hãy chia sẻ những kinh nghiệm bạn học được với người khác và cùng nhau vượt qua thất bại, tiến tới kết quả tốt hơn và ý nghĩa hơn. Điều này giúp mọi người hiểu biết hơn và chấp nhận vai trò của thất bại trong xã hội một cách tích cực.
8. Không quên thất bại, biến thất bại thành động lực để thành công
Khi làm bất kỳ công việc gì, hãy ghi nhớ những thất bại đã trải qua. Nhưng ghi nhớ những gì? Đó là những kinh nghiệm, bài học, lời khuyên sau những thất bại để tránh rơi vào những “vết xe đổ” đã trải qua. Kể cả khi thành công, hãy nhớ lại những thất bại để ghi nhận những thành công đạt được. Thêm vào đó, nhớ lại những thất bại để duy trì những thành công hiện tại. Thất bại cung cấp cho bạn nhiều hơn là thành công, đó là những bài học quý giá, những kinh nghiệm thực tế, những chỉ dẫn giúp bạn tiến bộ. Thất bại giúp bạn khám phá bản thân, những gì bạn làm tốt nhất. Đó là dấu hiệu bạn sẵn sàng khám phá những tài năng mới hoặc các góc khác của bản thân mà trước đây bạn chưa biết. Thất bại là mẹ thành công. Cần rất nhiều thời gian, nỗ lực và kiên nhẫn để bạn có thể tự chủ và đạt được thành công. Điều này đồng nghĩa bạn phải trải qua nhiều lần thất bại mới có thể trưởng thành hơn. Đó là lý do tại sao thất bại được gọi là mẹ của thành công. Thất bại dạy bạn về ý chí, kiên trì, tự giác và giá trị của mọi việc. Mất tập trung là một dạng thất bại thực sự, thất bại trong việc dành thời gian để tiếp tục nỗ lực và tiếp tục hoàn thiện những gì bạn đã và đang làm. Thất bại là điều tất yếu trong cuộc sống, mà ai cũng sẽ phải trải qua ít nhất một lần. Nếu ai đó chỉ muốn một cuộc sống êm đềm, không có biến cố, khó khăn hay vấp ngã, điều đó là không thực tế. Thậm chí nếu thất bại xảy ra, khả năng chống đỡ của họ sẽ càng thấp hơn và nguy hiểm hơn. Hơn nữa, cuộc sống sẽ trở nên vô vị và bất hạnh nếu chỉ toàn thành công và thành tích. Thất bại, một cách khách quan, còn là động lực giúp con người mạnh mẽ hơn và thành công hơn, như câu nói 'Thất bại là mẹ của thành công'. Thất bại chỉ là những sóng gió nhỏ trong cuộc đời, vì thế hãy mạnh mẽ vượt qua mọi thử thách.
Nguồn: http://thoibao.today ; https://www.blogsudo.com