Có lẽ bạn sẽ cảm thấy khá lạ khi biết rằng những tác giả của những tác phẩm nổi tiếng dưới đây không hề mong muốn “đứa con tinh thần” của họ bị đưa lên màn ảnh.
Có một ước mơ chung với nhiều nhà văn: tác phẩm được xuất bản thành sách, được các nhà làm phim chú ý và mua bản quyền chuyển thể thành phim. Khi đó, sự nghiệp viết lách của họ sẽ được nhiều người biết đến, tìm được một lượng người hâm mộ lớn và thậm chí là kiếm được rất nhiều tiền.
Không chỉ nhà văn mà các nhà làm phim cũng có thể thu lợi nhuận lớn nếu bộ phim chuyển thể đó thành công. 50 Sắc Thái là một trong những cái tên nổi bật nhất trong năm 2015 vừa qua, tiếp theo là The Hunger Games hay Khi Lỗi Thuộc Về Những Vì Sao trong năm 2014. Mà đến nay, trào lưu phim chuyển thể vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.
Một số nhà văn hài lòng với việc tác phẩm của họ được chuyển thể, nhưng một số khác thì không. Vấn đề chủ yếu xuất phát từ sự lựa chọn của tác giả và đạo diễn bộ phim. Dưới đây là 5 tác giả nổi tiếng nhưng không cảm thấy vui vẻ khi tác phẩm của họ được chuyển thể.
Stephen King – The Shining
Bộ phim The Shining của Stanley Kubrick được coi là một trong những bộ phim kinh dị kinh điển. Với chiếc cửa thang máy dính đầy máu và Jack Nicholson chạy xung quanh khách sạn như một kẻ điên thì thật khó để phủ nhận rằng đây không phải là một trong những phim đáng sợ nhất mọi thời đại. Thế nhưng có một người vẫn không hài lòng về bộ phim, đó là tác giả Stephen King.
Nhà văn Stephen Kinh không thích cách đạo diễn Stanley Kubrick biến đổi nhân vật trong sách của mình.
Tác giả cuốn The Shining đã tranh cãi với Stanley về những chi tiết bị thay đổi trong phim. Stephen Kinh chia sẻ với tờ Rolling Stone rằng: “Trong sách, có một khoảnh khắc độc giả sẽ thấy anh chàng Jack Torrance có gắng trở thành một người tốt. Thế mà khi tôi xem bộ phim, Jack lại như một kẻ điên ngay từ những cảnh đầu tiên”. Về cơ bản, Stephen King ghét bộ phim này.
Anthony Burgess – A Clockwork Orange
Anthony Burgess có lẽ là tác giả kỳ quặc nhất. Ông cực kỳ ghét bộ phim chuyển thể từ cuốn sách của mình, thậm chí còn hối hận về việc đã viết nên nó. Cũng giống như Stephen King, ông không đồng ý với cách làm việc của Stanley Kubrick, người đã khiến người khác hiểu lầm bộ phim chỉ toàn nói về tình dục vị thành niên, bạo lực… Khi ra mắt, phim bị khán giả và các nhà phê bình phản ứng dữ dội.
Tác phẩm “A Clockwork Orange” cũng được đạo diễn Stanley Kubrick chuyển thề thành phim.
Tác giả Anthony sau đó đã đưa ra quyết định dựa trên những phản ứng nhận được, rằng A Clockwork Orange chỉ thuật lại các chi tiết mà ông viết như một khía cạnh xã hội. Sau đó ông còn phát biểu rằng “sự hiểu lầm này sẽ đeo bám tôi đến cuối đời. Tôi phải ước giá như minh chưa từng viết ra cuốn sách này”.
Roald Dahl – Charlie and the Chocolate factory
Trong một thời gian khá dài, bộ phim Willy Wonka and the chocolate factory là một trong những kỷ niệm đáng yêu thời thơ ấu. Thế nhưng “cha đẻ” của cuốn sách chuyển thể thành phim (tên gốc là Charlie and the chocolate factory) lại vô cùng ghét bản phim năm 1971, vì rất nhiều lý do.
Cuốn sách “Charlie and the Chocolate factory” được dựng thành bộ phim mang tên “Willy Wonka and the chocolate factory”.
Roald không thích diễn xuất của Gene Wilder khi đảm nhiệm vai nhân vật chính của phim, ông thất vọng với kịch bản của David Seltzer vì nó xa rời và lệch khỏi câu chuyện trong cuốn sách. Điều khiến Roald chán chường nhất là bộ phim lại tập trung vào người làm chocolate chứ không phải cậu bé với chiếc vé vàng trên tay. Một trong những lời giải thích “đi vào lịch sử” là: “Cuốn sách này dành tặng và nói về Charlie”.
Winston Groom – Forrest Gump
Forrest Gump là một trong những bộ phim thành công nhất trong những năm 1990. Tuy nhiên, theo tác giả của cuốn sách, bộ phim không đạt được đúng sự khen ngợi mà nó nhận được.
Một số tình tiết trong truyện Forrest Gump đã bị cắt bỏ khi chuyển thể thành phim.
Winston bày tỏ sự không hài lòng của mình về việc bộ phim loại bỏ một số chi tiết, giảm bớt nội dung ngôn ngữ và tình dục trong sách. Ông đã thể hiện sự không vui của mình bằng dòng ghi chú “Đừng bao giờ để cho bất kỳ kẻ nào làm phim về cuộc đời bạn” vào lần tái bản cuốn sách vào năm 1995.
Brett Easton Ellis – American Psycho
Bộ phim American Psycho đã đưa tên tuổi Christian Bale vụt sáng thành một trong những ngôi sao thành công nhất thế kỉ. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Brett Easton Ellis. Cuốn tiểu thuyết kể câu chuyện rùng rợn về chủ một ngân hàng ở phố Wall, kẻ có sở thích đáng sợ đó là giết người.
Dù được giới phê bình đánh giá cao, tác giả Brett Easton Ellis vẫn không thích bộ phim dựa trên sách của ông.
Mặc dù các nhà phê bình đều đánh giá cao nhân vật Mary Harron trong American Psycho, nhưng tác giả lại không hài lòng tí nào. Ông cho rằng bộ phim không thể hiện đầy đủ sự tinh tế của cuốn sách và dường như đi lạc hướng, mất đi cái thần mà sách mang lại.
Nguồn: https://goo.gl/vk9vWQ