Trong cuộc sống tinh thần của mỗi người, sách đóng vai trò vô cùng quan trọng: nó là chìa khóa mở cánh cửa của lâu đài tri thức và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt dạy chúng ta biết sống và hy sinh. Sách là người bạn tâm giao chia sẻ mọi niềm vui và nỗi buồn, và việc đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong xã hội loài người trên toàn thế giới.
Để đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, UNESCO đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm Ngày Sách và Bản Quyền Thế Giới. Ngày này nhằm tôn vinh giá trị của sách và đóng góp của các tác giả cho sự phát triển văn hóa và văn minh xã hội, cũng như để khuyến khích mọi người khám phá niềm đam mê đọc sách.
Ý tưởng về Ngày Sách và Bản quyền Thế giới bắt nguồn từ một truyền thống ở Catalonia, Tây Ban Nha, nơi ngày 23/4 được coi là ngày lễ Thánh Goerge. UNESCO mong muốn ngày này sẽ là dịp để tôn vinh sách và những người tạo ra chúng, cũng như để khuyến khích mọi người, đặc biệt là giới trẻ, khám phá niềm đam mê đọc sách và tôn vinh văn hóa đọc.
Kể từ khi được UNESCO chính thức phát động, Ngày Sách và Bản quyền Thế giới đã được tổ chức ở hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới. Có nhiều hoạt động thiết thực được tổ chức để tôn vinh sách và tác giả, thu hút sự tham gia của nhiều người, đặc biệt là giữa các thư viện, nhà xuất bản và bạn đọc.
Trong kỷ niệm Ngày Sách và Bản quyền Thế giới, nhiều hoạt động được tổ chức như Lễ Ký Niệm Sách Đường Phố, chiến dịch Tặng Một Cuốn Sách - Tặng Một Bông Hồng, và phân phối các sản phẩm quảng bá sách. Đây thực sự là một ngày hội của những người yêu sách trên toàn thế giới.
Ở Châu Phi, nhiều thanh niên tham gia ngày hội sách tình nguyện để mang sách đến cho những người bệnh, người già, người khiếm thị và cả những người không biết chữ, đọc sách cho họ nghe.
Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đóng góp không nhỏ bằng cách đăng tải các bài viết giới thiệu sách, văn hoá đọc, bản quyền và vi phạm bản quyền trên báo và tạp chí. Các chương trình phát thanh, truyền hình đặc biệt tập trung vào các đề tài như phỏng vấn, thảo luận, trò chơi... cũng được ưa chuộng trong ngày hội đọc sách.
Ngày này cũng là dịp để nâng cao ý thức về quyền tác giả, thảo luận các vấn đề liên quan đến bản quyền, và cơ hội để tìm hiểu về các tổ chức quản lý tập thể và thực tập luật bản quyền cho sinh viên ngành xuất bản, bản quyền.
Trong ngày này, bạn có thể thấy Logo của ngày hội đọc sách được dán trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, xe lửa, máy bay... Ở Trung Quốc, có một chương trình thúc đẩy văn hóa đọc đặc biệt với nhiều hoạt động như 'Ngày đọc sách cùng con trẻ' dành cho các phụ huynh và các chiến dịch khác như giảm giá sách, tổ chức cuộc thi viết về sách, khai trương thư viện mới, quyên tặng sách cho các vùng sâu, vùng xa...
Nguồn: https://goo.gl/AK3Byh