Xác định kích thước lốp xe phù hợp không phải là việc khó khăn, mà là bước quan trọng giúp bạn lựa chọn đúng loại lốp khi cần thay thế, sửa chữa, tránh xa những hư hỏng gây mất an toàn trong quá trình di chuyển.
Nhà sản xuất lốp thường in những thông tin quan trọng và cần thiết nhất của lốp trên thành vỏ để giúp người dùng cũng như người bán hiểu rõ hơn về loại vỏ đó. Vậy, những thông tin đó có ý nghĩa gì?
Tìm kiếm thông số lốp ở đâu?
Dù bạn sử dụng loại xe nào, bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về kích thước lốp xe được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng. Nơi tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm thông số lốp về kích thước lốp xe là trong sách hướng dẫn sử dụng xe.
Tất cả thông số lốp bạn cần đều có sẵn trong sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc ở một số vị trí trên xe. Bên cạnh đó, ngoài những yếu tố về vật lý như độ rộng bề mặt hay đường kính để chọn lốp xe đúng kích thước, có những chi tiết khác bạn cũng nên cân nhắc. Chẳng hạn như chỉ số tải trọng và chỉ số tốc độ cũng là những phần không thể thiếu.
Thường thì, mỗi dòng xe tương ứng sử dụng một loại lốp xe chuyên biệt, phù hợp với khả năng vận hành. Qua thông tin hiển thị trên lốp, người dùng dễ dàng đọc được thông số quan trọng mà không tốn nhiều thời gian.
Hiểu về các ký hiệu trên lốp
Không phải lốp nào cũng có các ký hiệu miêu tả thông số, nếu có, chúng thường được đặt ở phần bên hông lốp (phía trước tên lốp), ý nghĩa cụ thể của từng ký hiệu như sau:
- P: dành cho xe con (Passenger vehicle).
- LT: dành cho xe tải nhẹ (Light Truck).
- ST: dành cho xe đầu kéo đặc biệt (Special Trailer).
- T: loại lốp tạm thời (Temporary).
- C: dành cho xe chở hàng thương mại, xe tải hạng nặng.
- SSR: viết tắt của “Self Supporting Runflat” dành cho lốp đặc biệt dùng trong trường hợp sự cố. Nhờ có thiết kế tự tải và được gia cố, xe có thể tiếp tục chạy ngay cả khi hết sạch hơi mà không cần phải thay lốp dự phòng.
- SUV (Sport Utility Vehicle) dành cho xe thể thao đa dụng
- CUV (Crossover Utility Vehicle) dành cho xe lai mẫu đa dụng.
- SAV (Sport Activity Vehicle) dành cho xe thể thao đa tính năng.
Một số ký hiệu dành cho lốp mùa đông có biểu tượng núi (Mountain)
- M&S: dành cho xe thường đi trên nhiều bùn & tuyết, biểu tượng bông tuyết trên núi chỉ dành cho xe di chuyển trong điều kiện núi và băng tuyết.
- TWI: chỉ số báo hiệu mòn (tread wear indicator), bao gồm một dãy nấc ngang xếp xen vào các rãnh dọc trên bề mặt lốp và có dấu “TWI” liền kề bên cạnh.
- Treadwear: đánh giá độ mòn của gân lốp với tiêu chuẩn so sánh là 100. Nếu lốp được xếp 360, nó có độ bền gấp 3.6 lần tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ chính xác khi so sánh các lốp cùng một nhãn hiệu.
- Traction: đánh giá khả năng dừng của lốp trên mặt đường trơn. AA là hạng cao nhất, A là tốt, B là trung bình, C là kém nhất.
- Temperature: đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy trên đường dài với tốc độ cao. A là cao nhất; B là trung bình; C là kém nhất.
Chiều rộng và đường kính lốp
Đường kính vành xe 19 nằm ngay sau thông số cấu trúc R của lốp
- Chiều rộng được biểu diễn bằng loạt chữ và số sau đặc điểm dịch vụ và có dấu gạch chéo ở giữa. Ba số đầu tiên là chiều rộng của lốp, tính bằng đơn vị mm, giá trị này nằm trong khoảng từ 155 đến 315.
- Biên dạng lốp là hai số tiếp theo sau chiều rộng và đặt phía sau dấu gạch chéo. Đây là tỷ lệ % giữa chiều cao của hông lốp so với chiều rộng mặt lốp.
Dựa trên hình ảnh, chiều rộng lốp xe là 285, biên dạng lốp là 45%.
Thông số lốp đầu tiên trong chuỗi thông tin về kích thước lốp là chiều rộng của bề mặt lốp phù hợp với xe của bạn, tính bằng đơn vị milimet: P225/70R16 91S.
Độ rộng bề mặt lốp là khoảng cách giữa hai thành lốp. Do đó, lốp xe được ghi là “P225' có nghĩa là lốp xe chở khách có chiều rộng là 225 milimet.
Sau dấu gạch chéo, số tiếp theo biểu thị tỷ số giữa độ cao của thành lốp và độ rộng bề mặt lốp, cơ bản là chỉ ra độ dày của lốp: P225/70R16 91S. Tỷ số này được tính bằng phần trăm (%). Các nhà sản xuất lốp tính tỷ lệ này bằng cách lấy chiều cao của thành lốp chia cho độ rộng bề mặt lốp. Nếu tỷ số lốp là 70, thì độ dày của lốp bằng 70% chiều rộng bề mặt lốp.
Các lốp có tỷ số thấp hơn, như dòng 60, thường mang lại cho xe khả năng vận hành tốt hơn so với các lốp có tỷ số cao hơn, như dòng 75.
Sau tỷ số là ký tự biểu thị cấu trúc bên trong của lốp, giúp duy trì sự cân bằng: P225/70R16 91S.
Có hai loại cấu trúc lốp mà bạn có thể thấy trên thành lốp:
- R – Radial
- D – Diagonal hoặc Bias Ply
Lốp Radial là loại lốp phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay; vì vậy “R' thường được sử dụng trong thông tin về kích thước lốp. Cấu trúc lốp Radial bao gồm các sợi mành chạy song song và hướng về tâm, từ một mép sang mép khác, vuông góc với trục quay.
Thông số lốp tiếp theo là đường kính của vành bánh xe phù hợp với lốp, được đo bằng đơn vị inch. Ví dụ, lốp có thông số P225/70R16 91S sẽ phù hợp với mâm xe có đường kính 16 inch.
Chỉ số tải trọng
Theo hình ảnh, tải trọng tối đa của lốp là 111. Vì vậy, khi thay thế lốp, chỉ nên sử dụng lốp có chỉ số tải trọng bằng 111 hoặc cao hơn.
Thông số này biểu thị khả năng tải của lốp xe, khi giá trị càng cao, lốp có khả năng chịu tải càng lớn. Người dùng cần lưu ý không bao giờ thay thế lốp gốc bằng lốp có chỉ số tải trọng thấp hơn, chỉ sử dụng lốp có chỉ số tải trọng bằng hoặc cao hơn. Điều này đảm bảo lốp xe có khả năng chịu được tải trọng tối đa của xe khi vận hành.
Bảng chỉ số tải trọng của lốp xe được chuyển đổi thành các ký tự (Li – Load Index):
Chỉ số tốc độ tối đa
Chỉ số cuối cùng trong chuỗi thông tin về kích thước lốp xe là chỉ số tốc độ, được biểu diễn bằng ký tự: P225/70R16 91S. Tương tự như chỉ số tải trọng đề cập đến khối lượng cụ thể, ký tự chỉ số tốc độ tương ứng với tốc độ tối đa dựa trên các kiểm tra theo tiêu chuẩn.
Ví dụ, lốp xe với chỉ số tốc độ “S' có thể chịu được tốc độ lên đến 180 km/h, trong khi lốp có chỉ số “W' thì có thể chịu được tốc độ lên đến 270 km/h. Lưu ý, đây không phải là tốc độ lái được khuyến cáo. Người lái nên tuân theo giới hạn tốc độ tối đa được phép trên đường.
Lốp xe với chỉ số tốc độ cao thường cải thiện khả năng vận hành của xe. Lốp dự phòng cần có chỉ số tốc độ bằng hoặc cao hơn lốp đang sử dụng để duy trì tốc độ của xe. Nếu xe trang bị nhiều loại lốp khác nhau với chỉ số tốc độ khác nhau, thì chỉ số tốc độ nhỏ nhất sẽ là giới hạn tốc độ tối đa mà xe nên di chuyển.
Bảng ký hiệu chỉ số tốc độ của lốp xe theo quy định
Chỉ số áp suất lốp
Áp suất tối đa của lốp xe là một trong những thông số quan trọng. Đây là áp suất cao nhất mà lốp xe có thể chịu được, không phải là áp suất quy định bởi nhà sản xuất ô tô. Người dùng chỉ nên bơm dưới áp suất tối đa, không được bơm quá giới hạn.
Để bơm áp suất lốp đúng cho từng loại xe, người sử dụng cần tham khảo sổ hướng dẫn kỹ thuật của xe hoặc bơm theo áp suất được ghi trên tem kỹ thuật trên bề mặt cánh cửa.
Chỉ số này nằm ở viền trong của lốp, chỉ ra áp suất phù hợp để đạt hiệu suất tối đa của lốp. Theo hình ảnh minh họa, chỉ số áp suất lốp có giá trị 51 PSI tương đương 3.586 kg/cm2.
Hạn sử dụng của lốp xe
Theo hình trên, lốp xe được sản xuất vào tuần thứ 07 năm 2007
Bốn chữ số in sâu vào bề mặt lốp, thể hiện thời gian sản xuất của lốp. Hai số đầu tiên biểu thị số tuần trong năm, mỗi năm có 52 tuần, và hai số cuối cùng thể hiện năm sản xuất của lốp. Theo chuyên gia trong lĩnh vực lốp xe, tuổi thọ của lốp thường là 10 năm kể từ ngày sản xuất nếu lốp chưa được lắp vào xe và 6 năm kể từ ngày lần đầu tiên lắp vào xe và bơm hơi.