Nấm sữa Kefir - Khám phá công dụng và cách nuôi
Tây Tạng - Nơi ẩn chứa bí ẩn và nấm sữa Kefir
Nấm sữa Kefir là gì?
Nấm sữa KefirNấm sữa Kefir - Đặc sản đến từ Tây Tạng
Nấm sữa Kefir - Sức sống từ chùm men
Lợi ích của nấm sữa chua Kefir
Cải thiện sức khỏe cho xương
Nấm sữa Kefir - Bí quyết cho xương chắc khỏeNấm sữa Kefir cung cấp canxi và vitamin K2, giúp tăng cường sức khỏe cho xương và ngăn ngừa loãng xương.
Cải thiện làn da một cách tự nhiên
Nấm sữa Kefir - Bí quyết cho làn da mịn màngCác vấn đề về ruột có thể gây ra các tình trạng da như phát ban, mụn trứng cá, vẩy nến, chàm,... Nấm sữa Kefir chứa vi khuẩn có lợi cho ruột, giúp cải thiện sức khỏe da và tăng cường khả năng chữa lành cho da.
Ngăn ngừa ung thư
Hủy tế bào ung thư một cách tự nhiênCác thành phần trong nấm sữa Kefir giúp tự hủy tế bào ung thư, đặc biệt là tế bào ung thư dạ dày và ung thư vú. Ngoài ra, chúng còn chứa các hoạt chất sinh học như: Peptide, Polisaccarit và Spakenolipids, giúp ngăn ngừa và tiêu diệt tế bào ung thư.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch được tăng cườngBiotin và folate trong nấm sữa Kefir giúp củng cố hệ miễn dịch. Ngoài ra, Lactobacillus Kefiri – loài vi sinh đặc biệt trong Kefir có khả năng chống lại vi khuẩn Salmonella và E.Coli. Nhờ khả năng chống viêm, Kefir còn giúp ngăn ngừa dị ứng và hen suyễn.
Giảm cholesterol
Giảm CholesterolNghiên cứu chỉ ra rằng, sau 8 tuần, phụ nữ uống nấm sữa Kefir ít béo đã giảm cholesterol đáng kể. Dù cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận, các chuyên gia đã kết luận rằng, nấm sữa Kefir có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol mà chúng ta hấp thụ từ thực phẩm.
Phù hợp cho người không dung nạp Lactose
Phù hợp cho người không dung nạp LactoseTình trạng không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể không tiêu hóa được lactose. Trong tình hình này, nấm sữa Kefir có tác dụng quan trọng trong việc tiêu hóa lactose. Theo thời gian, chúng còn giúp tăng cường khả năng tiêu hóa lactose.
Cách làm sữa chua nấm Kefir
Những nguyên liệu cần có để làm nấm Kefir
- 5g nấm cái Kefir
- 500ml sữa tươi không đường
- Hũ thủy tinh
- Rây lọc
- Vải mùng
- Muỗng gỗ/ nhựa
Cách làm nấm sữa Kefir
Lưu ý: Với sữa tươi không đường, hãy để ở nhiệt độ phòng khoảng 10 - 15 phút trước khi đổ vào lọ nấm.
Nấm sữa Kefir sau khi nuôi sẽ có vẻ ngoài màu trắng muốt, giống như bỏng nẻ gạo, mềm và thơm ngậy.
Lưu ý khi làm nấm sữa Kefir
- Vệ sinh đồ dùng nuôi nấm sạch sẽ, tránh bẩn trước khi sử dụng.
- Hãy chọn đồ dùng làm nấm sữa từ thủy tinh, vải hoặc nhựa. Không dùng đồ kim loại vì nấm có thể ăn mòn và tạo ra chất độc hại hoặc làm nấm chết.
- Tránh rửa nấm quá thường xuyên (không quá 2 lần) vì lớp men bên ngoài có ích cho sức khỏe.
- Chỉ nên sử dụng 1 loại sữa khi nuôi nấm để chúng không phải thích nghi với môi trường mới.
- Phải lọc sữa mỗi ngày hoặc theo dõi để tránh nấm chết vì thiếu thức ăn.
Dấu hiệu khi nấm sữa kefir bị chết
- Khi nuôi nấm, nếu thấy nấm chuyển sang màu vàng ngà có nghĩa là nấm bị thiếu sữa.
- Nếu bạn không cung cấp thêm sữa cho nấm trong một thời gian, nấm sẽ chết.
Lưu ý khi sử dụng nấm sữa chua Kefir
Bảo quản nấm sữa Kefir- Sữa chua bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần.
- Không nên sử dụng quá nhiều nấm sữa Kefir, chỉ nên uống 200 – 400ml sữa/ngày. Sử dụng quá lượng này có thể gây ra vấn đề cho dạ dày, đặc biệt là người bị viêm loét dạ dày hoặc nhạy cảm với chất chua.
- Uống sữa nấm Kefir sau bữa ăn khoảng 30 phút và tránh uống khi đói, vì axit dạ dày sẽ làm hại lợi khuẩn có trong nấm sữa.
- Nấm sữa Kefir không gây tăng cân, chỉ giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện giấc ngủ.
- Khi ăn sữa chua nấm Kefir, bạn không nên sử dụng muỗng kim loại, vì nấm có thể phản ứng với kim loại tạo ra các chất độc hại.
Những điều chưa biết về nấm sữa kefir
Những điều chưa biết về nấm sữa kefirKefir có thể được làm từ nhiều loại sữa khác nhau như: Sữa bò, sữa dê, sữa cừu, thậm chí là cả sữa đậu nành hoặc sữa trâu nữa nhé!
Sữa nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng, chỉ trong 175 ml kefir có: 200mg canxi, khoảng 140 mg phốt pho, 6gr protein, 0.33mg vitamin B12, 16mg magi, 104 kcal calo…
Loại sữa này không gây tăng cân mà chỉ hỗ trợ tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng, giúp bạn ăn ngon và ngủ ngon.
Nấm sữa kefir có phải là sữa chua?
Cả hai đều có hương vị tươi mát và vị chua đặc trưng, nhưng sữa Kefir và sữa chua vẫn có sự khác biệt riêng.
Trong nấm Kefir có chứa: Leuconostoc, Lactobacillus Caucasus, Streptococcus species và Acetobacter species - Đây là những lợi khuẩn không có trong sữa chua.
Ngoài ra, Kefir còn chứa 2 men có ích là Torula và Saccharomyces, hai loại lợi khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc ruột, giúp loại bỏ vi khuẩn có hại và cải thiện sức khỏe đường ruột.
Nấm men và vi khuẩn có lợi trong Kefir mang lại nhiều lợi ích hơn cho hệ tiêu hóa nhờ vào kích thước hạt sữa nhỏ hơn so với sữa chua.
Nấm sữa kefir dùng nhiều có tốt?
Mặc dù sữa kefir tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên lạm dụngTheo PGS.TS Nguyễn Kim Vũ, Phó Chủ tịch Hội sinh học Việt Nam cho biết, khó xác định được loại nấm sữa được truyền thống có phải là chủng nấm kefir hay không, vì chưa có nghiên cứu cụ thể nào về loại nấm này.
Tuy nhiên nếu đúng là bạn chọn mua, sử dụng kefir thì sẽ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù sữa kefir tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên lạm dụng nó quá mà chỉ nên sử dụng khoảng 200 – 400 ml sữa kefir, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, thậm chí là khiến bạn bị dư chất béo gây béo phì.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu sau khi ăn kefir như: Đau bụng, tiêu chảy… thì nên ngưng ăn và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đánh giá của người dùng về nấm sữa Kefir
Dù bận rộn nhiều việc nhưng Tăng Thanh Hà vẫn làm tốt nhiệm vụ một người “vợ đảm” khi dành thời gian chăm sóc gia đình bằng cách làm thật nhiều món ăn thức uống bổ dưỡng. Với tiêu chí ăn uống healthy, Tăng Thanh Hà thường xuyên làm các món như: Salad, sữa hạt, overnight oatmeal,...
Chia sẻ của Tăng Thanh HàGần đây, trên trang Instagram của bà xã doanh nhân Louis Nguyễn đã chia sẻ mình tự làm món sữa chua Kefir và cho rằng đây là món yêu thích mới của mình. Cô đã tự nuôi cấy men Kefir tại nhà và dùng kèm với mật ong thay vì thêm đường ngọt kém lành mạnh.
Kefir (nguồn gốc của từ Keyif ở Thổ Nhĩ Kỳ ) được hiểu là “cảm giác tốt” sau khi ăn. Đây là loại nấm sữa có xuất xứ từ Đông Âu, Tây Nam Á và hàm chứa một hàm lượng dinh dưỡng cao, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột. Đây có lẽ là lí do mà khiến cô mê mẩn Kefir đến vậy.
Mua nấm sữa Kefir, nấm Tây Tạng ở đâu?
Mua nấm sữa KefirHiện nay, bạn có thể mua nấm sữa Kefir ở các cửa hàng chuyên bán Kefir hoặc các trang thương mại điện tử uy tín. Hay bạn có thể tìm mua ở các cơ sở sản xuất sữa (thường khó tìm hơn) bởi chất lượng nấm sẽ được kiểm định tốt hơn và thường có giá dao động 100.000 – 200.000 đồng/ lít.
Ngoài ra, bạn có thể tìm mua men Kefir tại một số hội nhóm nuôi nấm sữa Kefir trên Facebook. Bởi tốc độ sinh trưởng của chúng khá nhanh, nếu may mắn, bạn sẽ được người khác tặng hoặc chỉ cách nuôi con sữa chua nấm Kefir mà không phải tốn phí đấy.
- 1. Group: Hội những người đam mê nấm sữa Kefir
- 2. Group: Hội bếp bánh Sài Gòn
- 3. Group: Hội Kefir - Kombucha/Scoby - Viili
- 4. Facebook: Dziễm Hương – Organic Food & Drink
Lưu ý: Nếu bạn sợ nấm sữa bị chết trong quá trình vận chuyển thì lúc này, bạn có thể cho nấm vào hũ thủy tinh (nhựa) có nắp. Sau đó, bạn đổ sữa tươi vào, cứ 1 muỗng cà phê nấm thì cho 200ml sữa. Điều này sẽ giúp men Kefir có thể sống bên ngoài đến 24 tiếng.
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn sẽ biết được tất tần tật thông tin và nấm sữa Kefir mà Tăng Thanh Hà lại thích đến như vậy nha. Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm tốt cho sức khoẻ, nhất là hệ tiêu hoá thì nấm sữa Kefir sẽ là một gợi ý hay ho đấy.
Nguồn: Báo Tiền phong
Mua sữa tươi không đường để làm nấm Kefir tại Mytour: