Reading là một kỹ năng quan trọng và hữu dụng, bởi lẽ việc đọc sách, báo, hay bất kì tài liệu nào dù là học thuật hay đời thường đều mang đến nguồn kiến thức quý giá và bổ ích cho độc giả. Tuy vậy, khi nhắc đến kỹ năng đọc hiểu, đa phần các thí sinh IELTS dành nhiều thời gian cho việc giải bài tập Reading hơn là nghiên cứu nội dung bài đọc. Nói cách khác, họ đang "làm" bài đọc và chưa thật sự "học" kiến thức từ nó hay rèn luyện kỹ năng đọc hiểu của mình. Để cải thiện vấn đề nêu trên, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn người học cách áp dụng phương pháp SQ3R vào việc luyện kỹ năng đọc nói chung, và IELTS Reading nói riêng để từ đó bạn đọc có thể tiếp cận bất kỳ bài đọc nào một cách chủ động và hiệu quả hơn.
Key takeaways: SQ3R, viết tắt của các từ Survey, Question, Read, Recite và Review, là phương pháp giúp người học tiếp thu đến mức tối đa lượng kiến thức có trong bài đọc, đồng thời cải thiện kỹ năng đọc hiểu của mình. Để áp dụng hiệu quả phương pháp này, người học cần làm theo tuần tự 5 bước như sau:
Survey - Khảo sát bài đọc
Question - Đặt câu hỏi
Read - Đọc bài
Recite - Thuật lại bài đọc
Review - Ôn tập
Phương pháp SQ3R là gì ?
Với cùng mục tiêu như trên, SQ3R (viết tắt cho 5 bước Survey, Question, Read, Recite, Review) ra đời giúp người học chủ động hơn trong cách tiếp cận một bài đọc, bài báo, hay thậm chí chỉ là một đoạn văn nhỏ. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý, phương pháp này không nên sử dụng trong phòng thi vì thời gian thi có giới hạn. Thay vào đó, bạn đọc áp dụng SQ3R khi luyện đọc tại nhà, thoải mái về thời gian để tiếp thu kiến thức và luyện đọc một cách tốt nhất.
Các đối tượng có thể áp dụng phương pháp SQ3R
Như đã đề cập ở phần trước, SQ3R là một phương pháp hiệu quả dành cho kỹ năng đọc hiểu vì nó chủ động hóa cách tiếp cận của người đọc đối với bất kỳ loại văn bản nào, giúp họ có được kiến thức một cách toàn vẹn nhất. Vì lý do này, SQ3R thích hợp với các đối tượng sau:
Các thí sinh IELTS cần cải thiện kỹ năng đọc hiểu, đồng thời muốn lấy ý tưởng từ bài đọc để ứng dụng vào Writing và Speaking
Người học nói chung gặp khó khăn trong việc hiểu các loại sách/báo tiếng Anh
Độc giả yêu thích việc đọc sách, muốn thay đổi cách đọc sao cho chủ động và hiệu quả hơn
Nếu bạn đọc tìm thấy mình trong các nhóm đối tượng trên, hãy tiếp tục bài viết để hiểu rõ về phương pháp này và ứng dụng nó vào việc giải quyết vấn đề mình đang gặp phải.
Các bước thực hiện
Trong nội dung tiếp sau đây, tác giả sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết cách thực hiên phương pháp SQ3R theo từng bước.
Bước 1: Survey - Khảo sát bài đọc
Ở bước đầu tiên, người đọc bắt đầu xem qua tiêu đề chính và tiêu đề phụ. Sau đó, sử dụng kỹ thuật "skimming" để nắm tổng thể nội dung bài, chú ý vào các điểm nổi bật như các câu chủ đề, các chữ in đậm, in nghiêng, hoặc các biểu đồ (nếu có) trong từng đoạn. Bạn đọc cần dành tối thiểu 3 phút cho bước này để nắm sơ lược về kiến thức và thông tin được trình bày trong bài đọc.
Bước 2: Question - Đặt câu hỏi
Từ bức tranh tổng quan ở bước 1, bạn đọc bắt đầu tự đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung bài. Những câu hỏi này có thể xuất phát từ tiêu đề và từ câu chủ đề của mỗi đoạn. Bạn đọc lưu ý tránh đặt ra các câu hỏi đóng (câu hỏi Yes - No), mà cần tập trung vào những câu hỏi mở, dự đoán về thông tin của bài, hoặc thông tin trong từng đoạn văn nhỏ.
Bước 3: Read - Đọc bài
Sau khi đã hoàn thành sự chuẩn bị kỹ lưỡng như trên, bạn đọc bắt đầu đọc kỹ nội dung bài để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc đã đặt ra ở bước 2. Bạn đọc lưu ý tập trung cao độ, tránh để mình sao nhãng ở bước này vì đây là giai đoạn quan trọng để độc giả thu thập thông tin một cách chủ động và hiệu quả nhất.
Bước 4: Recite - Thuật lại bài đọc
Bước 5: Review - Ôn tập
Cuối cùng, bạn đọc tổng hợp lại những gì mình đã học được từ các bước trên. Người học có thể dùng mindmap, sơ đồ, hoặc các từ khóa để gợi lại thông tin và kiến thức trong bài; lưu ý, phần ôn tập này cần lặp lại nhiều lần, có thể mỗi tuần một lần để não bộ có thể ghi nhớ lâu hơn lượng kiến thức đã thu thập, từ đó bạn đọc có thể vận dụng tốt hơn vào thực tế.
Tóm lại, các bước tiến hành trên có thể được tổng hợp lại như sau:
Áp dụng vào IELTS Reading
Why zoos are good
Scientist David Hone makes the case for zoos
[...]
B
Firstly, zoos aid conservation. Colossal numbers of species are becoming extinct across the world, and many more are increasingly threatened and therefore risk extinction. Moreover, some of these collapses have been sudden, dramatic and unexpected, or were simply discovered very late in the day. A species protected in captivity can be bred up to provide a reservoir population against a population crash or extinction in the wild. A good number of species only exist in captivity, with many of these living in zoos. Still more only exist in the wild because they have been reintroduced from zoos, or have wild populations that have been boosted by captive bred animals. Without these efforts there would be fewer species alive today. Although reintroduction successes are few and far between, the numbers are increasing, and the very fact that species have been saved or reintroduced as a result of captive breeding proves the value of such initiatives.
C
Zoos also provide education. Many children and adults, especially those in cities, will never see a wild animal beyond a fox or pigeon. While it is true that television documentaries are becoming ever more detailed and impressive, and many natural history specimens are on display in museums, there really is nothing to compare with seeing a living creature in the flesh, hearing it, smelling it, watching what it does and having the time to absorb details. That alone will bring a greater understanding and perspective to many, and hopefully give them a greater appreciation for wildlife, conservation efforts and how they can contribute. [...]
(Nguồn: Cambridge 14, Test 4)
Bước 1: Khảo sát
Bằng kỹ thuật Skimming, người đọc lưu ý các điểm nổi bật bạn đọc cần lưu ý bao gồm:
Tiêu đề: Why zoos are good (Tạm dịch: Vì sao sở thú lại điều tốt)
Các câu chủ đề: Zoos aid conservation ( Sở thú giúp cho việc bảo tồn) và Zoos also provide education (Sở thú cũng cung cấp sự giáo dục)
Từ những nội dung trên, có thể thấy được đây là một bài đọc nói về việc nuôi động vật hoang dã trong sở thú, và cụ thể sẽ trình bày thông tin về những lợi ích của nó.
Bước 2: Đặt câu hỏi
Ở ví dụ này, bạn đọc nên đặt câu hỏi theo từng đoạn, nhằm nắm rõ lý do của từng lợi ích được nêu ra. Gợi ý câu hỏi dành cho bạn đọc như sau:
Đoạn B: What species need conservation ? (Loài động vật nào cần được bảo tồn ?)/ How can zoos be beneficial to those species ? (Làm thế nào mà sở thú lại có lợi đối với các loài đó ?)
Đoạn C: For whom do zoos provide education ? (Sở thú giáo dục đối tượng nào ?)/ By what means do people get educated ? (Thông qua phương tiện gì ?)
Bước 3: Đọc
Tiến hành đọc bài, lưu ý thông tin để trả lời các câu hỏi ở bước 2.
Bước 4: Ghi nhớ
Tác giả gợi ý nội dung trả lời các câu hỏi ở bước 2 cho bạn đọc như sau:
Đoạn B:
What species need conservation ? => endangered animals (động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng)
How can zoos be beneficial to those species ? => captive breeding prevents them from being extinct and helps with bringing them back into the wild (việc nhân giống khi nuôi nhốt sẽ không để các loài vật bị tuyệt chủng, và giúp đưa chúng trở lại với môi trường sống hoang dã).
Đoạn C:
For whom do zoos provide education? => People living in urban areas (Người sống ở thành thị)
By what means do people get educated ? => Directly hear, see, smell, and watch living creatures (trực tiếp nghe, nhìn, ngửi, và xem các động vật sống ở sở thú)
Bước 5: Đánh giá lại
Cuối cùng, bạn đọc có thể tạo sơ đồ với các từ khóa dưới đây và thường xuyên ôn tập để áp dụng sau này:
Ưu điểm của phương pháp SQ3R
Hai bước chuẩn bị ban đầu giúp bạn đọc hình dung tổng quan nội dung mà họ sẽ đọc. Đồng thời, việc đặt câu hỏi giúp tăng sự tập trung của độc giả, giúp họ tránh lan man và sao nhãng trong quá trình đọc. Ví dụ, trong bài đọc, độc giả biết trước rằng họ sẽ tập trung vào lợi ích của sở thú, đặc biệt là ở các phần tập trung vào các câu hỏi về bảo tồn và giáo dục.
Bước Recite sẽ củng cố kiến thức cho bạn đọc. Khi tự thuật lại kiến thức cũng như ý tưởng trong bài, độc giả có thêm cơ hội kiểm tra xem họ đã hiểu rõ thông tin nào và thông tin nào vẫn mơ hồ.
Thường xuyên ôn lại các kiến thức từ bài đọc sẽ giúp não bộ lưu trữ thông tin lâu hơn, chuyển từ 'bộ nhớ ngắn hạn' sang 'bộ nhớ dài hạn' và biến thông tin từ bài đọc thành kiến thức có thể áp dụng sau này. Ví dụ, sau khi đọc bài IELTS Reading và thường xuyên xem lại sơ đồ đã tạo, thí sinh sẽ có ý tưởng mới về chủ đề 'Sở thú' cho các bài viết và phần nói sau này.
Nói ngắn gọn, SQ3R giúp người đọc tiếp cận một bài báo/bài đọc từ sách giáo khoa một cách chủ động, tối ưu và hiệu quả hơn. Hơn nữa, với phương pháp này, người đọc không chỉ đọc và làm các bài tập đi kèm, mà còn có thể 'học' từ bài đọc đó, thu thập những kiến thức để áp dụng trong thực tế.