Thói quen là lối sống, cách sống hay những hành động lặp lại trong một khoảng thời gian dài và lâu dần thành quen, khó thay đổi. Để thiết lập được những thói quen lành mạnh không phải là một quá trình dễ dàng vì việc đó sẽ đòi hỏi sự kiên trì và thời gian của mỗi người. Cụ thể hơn “Những hành động sẽ trở thành thói quen khi nó được lặp lại một cách thường xuyên và nhất quán” (Shove 2012). Trong IELTS Listening cũng tương tự, có một số thói quen có thể giúp người đọc cải thiện hiệu quả trong quá trình làm bài nhưng để đạt được việc đó là một quá trình gian truân. Qua bài viết này, tác giả hy vọng sẽ giới thiệu đến với người đọc một số thói quen và cách để luyện tập nó để giúp người đọc có thể vận dụng để cải thiện IELTS Listening hiệu quả
Key takeaways
Những thói quen giúp người đọc chinh phục IELTS Listening dễ dàng hơn.
Nghe nhạc trước mỗi buổi làm bài.
Dự đoán loại từ cho đáp án (Noun, Verb, Adjective, v.v..)
Viết ý chính (take note) trong quá trình làm bài.
Kiểm tra lại bài làm của mình trong 10 phút cuối giờ.
Cách thức thực hiện để cải thiện hiệu quả Nghe IELTS
Thói quen nghe nhạc trước khi làm bài nghe
Trong quá trình luyện thi, vì cuộc sống bận rộn và những bộn bề lo toang cùng với những mục tiêu điểm khác nhau sẽ khiến cho người đọc có những kế hoạch luyện thi cũng khác nhau. Song hầu hết người đọc sẽ thiết lập được một khung giờ cụ thể cho từng nhóm kỹ năng trong quá trình luyện thi. Cụ thể hơn trong kỹ năng Nghe, vì thời gian dành ra để luyện cho kỹ năng này chỉ mất khoảng từ 30 đến 40 phút cho 1 bài hoàn chỉnh nên hầu hết việc luyện Nghe khá dễ dàng và không chiếm quá nhiều thời gian của người đọc.
Vì vậy hãy dành ra thêm 3-5 phút để nghe một bài nhạc người đọc yêu thích sẽ giúp người đọc thư giãn và nhờ vậy, có thể nghe tốt hơn trong quá trình làm bài. Chưa dừng lại ở đó, việc nghe nhạc còn có thể “giúp ích cho khả năng ghi nhớ của người đọc và nắm được những thông tin quan trọng” (“Does music help students study ?”) nên việc tận hưởng một bài nhạc ngắn ngủi có thể giúp người đọc gia tăng khả năng điền đúng đáp án trong bài Listening.
Dự đoán các loại từ cho câu trả lời
Câu trả lời đã được gợi ý cụ thể
Câu trả lời ở dạng bảng
Như hình trên người đọc có thể thấy đáp cho các câu từ 1-4 đã được gợi ý rõ ràng nên người đọc có thể ít gặp khó khăn trong việc đoán đán áp. Ví dụ như câu 3 đáp án rõ ràng sẽ là một con số cụ thể nên khi nghe đến câu này người đọc chỉ cần tập trung lắng nghe một con số cụ thể để điền vào.
Đáp án được biểu diễn bằng tiền tệ
Trong câu số 9, thể thấy rằng đáp án trong đã được gợi ý là một con số cụ thể vì ở liền trước nó là một ký hiệu tiền tệ. Vì vậy khi làm bài nếu người đọc gặp được những ký hiệu “ £ , € , $” thì người đọc sẽ biết được ngay đáp án là một số tiền nhất định.
Đáp án ngay trước hoặc sau từ “AND”
Thêm một trường hợp khác mà loại từ đã được đề gợi ý chính là liền sau hoặc liền trước từ “and”. Thông thường trong đề thi IELTS Listening sẽ có dạng câu hỏi được bỏ trống liền sau từ and và trước đó là một từ mà đề đã cho hoặc ngược lại. Thường các từ đó sẽ ở dưới dạng danh từ, động từ hoặc tính từ. Từ “and” có chức năng kết nối hai từ, hai cụm, hai vế của câu hoặc hai nhận định có liên kết với nhau, theo như định nghĩa trong từ điển của Cambridge (“AND”). Cụ thể hơn trong IELTS Listening thông thường đáp án sẽ là hai từ hoặc cụm từ liền trước và sau “and” cho nên chúng phải giống loại từ với nhau. Trường hợp thứ nhất “Verb and verb” người đọc hãy nhìn vào hình dưới để hiểu rõ hơn:
Trong câu 35, người đọc có thể thấy đề đã gợi ý “surface cools down and ….” vậy trong quá trình chuẩn bị trước cho câu hỏi người đọc có thể nhận ra đáp án trong câu sẽ là động từ chia số ít và chỉ cần lắng nghe động từ chính trong câu này là “solidifies”
Trường hợp thứ hai “Noun and Noun”: Ngoài việc kết nối 2 động từ có tính chất giống nhau như tác giả vừa nêu, trong đề bài Nghe người đọc sẽ gặp tình huống phổ biến khác chính là từ AND dùng để kết nối hai danh từ hoặc cụm danh từ có cùng tính chất. Để giái thích rõ hơn về vấn đề này người đọc hãy nhìn qua hình sau:
Trong câu 33, trước đó đề đã cho người đọc gợi ý là “technicians” là một danh từ số nhiều nên từ liền sau and cũng sẽ là một danh từ số nhiều. Người đọc cần lưu ý trong trường hợp ngược lại để tránh mất điểm nếu hai danh từ không cùng tính chất. Giả sử trong đề “technician” là danh từ số ít không có S thì lecturer ngay sau đó cũng là số ít. Nếu từ gợi ý đã cho là danh từ số ít, đáp án người đọc điền là số nhiều hoặc ngược lại thì sẽ bị tính là sai nên trong quá trình chuẩn bị, người đọc cần lưu ý xem danh từ đó ở thể nào.
Đáp án được xác định là “Danh từ” hoặc “Cụm danh từ” (Noun/Noun phrase)
Mạo từ (Articles)
Trong hình đầu người đọc có thể thấy trong câu 3 và 5 , đề cho “At the ….” và “ the …” thì trong thời gian 30 giây chuẩn bị mà đề cho người đọc có thể tiết kiệm được ngay kha khá thời gian vì chúng ta không cần đọc kỹ đề 2 câu đó cũng có thể đoán ra ngay được đáp án sẽ là danh từ số ít từ đó sẽ giúp người đọc tránh được việc suy nghĩ về đáp án và không theo kịp đoạn hội thoại cho các câu sau. Tương tự trong hình 2, ở câu 40 đề cũng đã gợi ý “ a …” cho người đọc rằng đáp án sẽ là một danh từ hoặc cụm danh từ thì trong trường hợp này đáp án là cụm danh từ nên người đọc sẽ dễ dàng lược bỏ những thông tin không cần thiết trong quá trình nghe và chỉ cần tập trung vào “national park”
Tính từ sở hữu
Một dấu hiệu khác trong bài Listening cho người đọc biết được đâu sẽ là danh từ hoặc cụm danh từ chính là “Tính từ sở hữu” (possessive adjectives). Hình sau là những tính từ sở hữu người đọc sẽ thường gặp trong bài thi:
Cũng giống như trường hợp “Articles”, khi người đọc gặp phải những câu hỏi có các tính từ sở hữu như trên, hầu hết đều sẽ là danh từ hoặc cụm danh từ. Sau đây là một số ví dụ người đọc có thể xem qua:
Tính từ sở hữu | Ví dụ |
My | It’s my dog. |
Our | That is our cozy house.
|
Your | Is this your bag? |
His | It’s his book, which I borrowed yesterday. |
Her | This is her contact. |
Its | My cat is piqued because I stepped on her tail. |
Their | The teacher is mad at the students because they did not do their homework. |
Đáp án là Tính từ (Adjective)
Theo định nghĩ của từ điển Cambridge, (“Adjective”) – tính từ là từ dùng để mô tả danh từ hoặc đại từ. Trong một số hệ thống ngôn ngữ, danh từ thường sẽ hay đứng trước tính từ. Nhưng trong tiếng Anh tính từ sẽ thường hay đứng trước danh từ, dùng để mô tả hoặc bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ liền sau nó ngoại trừ một số trường hợp nhất định nó như tính từ nằm liền sau “Trợ động từ - Auxiliary Verb”. Một số trường hợp người đọc thường hay gặp trong bài thi IELTS Listening sẽ được tác giả liệt kê sau đây:
Tính từ ở vị trí trước danh từ
Trái với tiếng Việt (tính từ thường đứng sau một danh từ) ví dụ như trong cụm từ sau: “Con ngoan, trò giỏi”, “con, trò” là danh từ đứng trước và liền sau sẽ là tính từ “ngoan, giỏi” để bổ nghĩa cho hai danh từ trên. Ngược lại, trong tiếng Anh tính từ sẽ đứng ngay trước danh từ hoặc cụm danh từ mà nó bổ nghĩa. Ví dụ như “a good student” hay “a diligent employee”. Cụ thể hơn trong bài IELTS, đáp án với tính tiền liền trước danh từ thường hay xuất hiện dưới dạng như sau:
Trong câu 38 và câu 39, đề cho một danh từ mà đáp án đứng ngay liền trước nó thì ở đây người đọc có thể đoán ra ngay chắc chắn là một tính từ. Trong trường hợp này, có lẽ người đọc nhận ra được sự giống nhau so với trường hợp 2.1 vì sự thật là cụm danh từ được cấu thành bởi chính tính từ và danh từ. Vậy nên đôi khi làm bài người đọc hãy chú ý kỹ liền sau khoảng trống đó là danh từ hay tính từ để đoán đúng đáp án và nghe đúng loại từ cần điền.
Tính từ ở vị trí sau Trợ động từ
phụ động từlặng lẽvô lễbình tĩnhbebebe
BE | Pronoun | Present simple | Past simple |
|
|
| |
He |
IS | ||
You We They |
ARE |
WERE |
Tính từ liền sau “Trạng từ”
Trạng từ theo như định nghĩa của từ điển Cambridge được dùng để mô tả hoặc cung cấp thêm thông tin về động từ, tính từ, trạng từ hoặc mệnh đề. Trong trường hợp này do chúng tác giả đang viết về cách dự đoán tính từ nên sẽ chỉ nói riêng về cách trạng từ bổ nghĩa cho tính từ. Về mặt vị trí, trạng từ sẽ đứng liền trước tính từ “Adverb + Adjective” chẳng hạn như đoạn hội thoại sau:
John: What do you think about the food in this restaurant ?
Mary: Well, I think that the food is very good. Maybe I will comeback next time.
In the example above, good is an adjective and very is an adverb directly preceding it to modify it, specifically in this case to emphasize the food as “very” delicious rather than just normally delicious. Here are some adverbs directly preceding adjectives that readers often encounter:
Trạng từ không có đuôi -ly | Trạng từ có đuôi -ly |
Quite Rather Just So Very … | Really Badly Extremely Absolutely Definitely Completely … |
Take note trong quá trình làm bài
Most readers do not have the habit of rewriting the main ideas while doing exercises. The main ideas that the author wants to convey are the core information in countless pieces of information used in the listening exercise. 'Main ideas will help readers identify important information' ('Lecture Note Taking') and help readers choose their own answers in articles with many answers, typical of Multiple Choice Questions often encountered in Section 3 – Listening. Moreover, besides being able to choose the correct answers for the questions, readers can also avoid the “traps” set by the test to deceive readers. The “trap” here refers to the misleading information that convinces readers that it is the answer, but immediately after that the speaker changes abruptly with phrases like However, But, etc. to change the meaning.
If readers do not take notes beforehand and assume that they have heard the answer, then they have been deceived or they realize the trap but because they did not take note, they do not know what they said before and lose information leading to confusion and inability to concentrate on the following questions, thereby leading to a domino effect causing readers to miss a series of consecutive questions if they keep focusing on the questions they have passed. Below are the types of exercises that readers need to pay attention to and take notes on while doing exercises:
Double-check your answers