Vấn đề khó khăn để đạt Aim 6.0-6.5 Listening của người học band 5.0 - 5.5 phần nào nằm ở 2 dạng bài Multiple Choice (trắc nghiệm). Học viên phần lớn vẫn còn cảm thấy nhiều khó khăn khi giải quyết dạng bài Multiple Choice, điều vốn đòi hỏi người học có kỹ năng nghe tốt hơn nhiều so với việc làm các câu hỏi điền từ vào bảng hoặc biểu mẫu. Bài viết này sẽ tập trung phân tích một phương pháp giúp người học có thể cải thiện kỹ năng nghe của mình để giải quyết dạng bài này - Đưa ra dự đoán.
Key Takeaways |
---|
1. Khó khăn trong dạng bài Multiple Choice: Có lượng từ vựng đủ để giải quyết tốt nội dung thường gặp; cần khả năng nghe nắm bắt từ khóa tốt để theo dõi, bắt kịp nội dung bài nghe, tránh bị lạc; cần khả năng Nghe và nhận diện các đáp án nhiễu, cũng như đáp án đúng trong từng câu; và cần nhận ra thái độ, quan điểm của người nói, thường ở tốc độ cao. 2. Phương pháp Prediction thông qua thí nghiệm đã phần nào thể hiện sự hiệu quả của mình. Cách dự đoán nội dung hiệu quả: Dự đoán nội dung bài nghe, dự đoán cách mà đáp án nhiễu có thể được nêu ra, và dự đoán ai là người nói ra đáp án đúng. |
Thách thức trong dạng bài Multiple Choice IELTS Listening
Có lượng từ vựng đủ để giải quyết tốt nội dung thường gặp trong phần 2 (độc thoại) và phần 3 (đối thoại trong ngữ cảnh học thuật)
Nghe nắm bắt từ khóa tốt để theo dõi, bắt kịp nội dung bài nghe, tránh bị lạc.
Nghe và nhận diện các đáp án nhiễu, cũng như đáp án đúng trong từng câu.
Đối với các câu Multiple Choice trong phần 3 của bài thi, người học còn cần nhận ra thái độ, quan điểm của người nói, thường ở tốc độ cao.
Điều này đòi hỏi người học cần bỏ thời gian luyện tập cải thiện nhiều yếu tố. Nói cách khác, việc làm bài Multiple Choice tốt lên không thể xảy ra chỉ sau một đêm. Phần đầu tiên của chuỗi bài viết sẽ phân tích một phương pháp người học có thể ứng dụng trong lúc làm bài thi và quan trọng hơn là ứng dụng vào lúc luyện tập để cải thiện khả năng Nghe nói chung của mình.
Phương cách Dự đoán khi thực hiện dạng bài Multiple Choice trong IELTS Listening
Theo tác giả JJ Wilson của sách “How to teach Listening” (p64, 2008), một người học nghe giỏi là một người nghe luôn đưa ra các sự dự đoán, giả định cho những thứ họ sắp nghe, và họ sẽ liên tục điều chỉnh, xác minh những dự đoán, giả định của mình khi nghe và tiếp tục đưa ra các sự dự đoán cho nội dung tiếp theo mà họ sẽ nghe trong phần còn lại của bài nghe.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc dự đoán trước và trong khi nghe. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để kiểm chứng điều này, một trong số đó là nghiên cứu của Yongmei Jiang từ University of Science and Technology (2009), thực hiện với người học Trung Quốc (vốn được xem như có nhiều điểm tương đồng với người học Việt Nam.)
Trong nghiên cứu của mình, để kiểm tra tính hữu ích của việc Predict tốt trước khi nghe, Jiang đã tổ chức hai lớp học theo hai cách khác nhau mà trong đó, nhóm nghiên cứu (experimental group) được cùng giáo viên tiến hành dự đoán thật kỹ lưỡng các câu hỏi trước khi nghe và nhóm kiểm soát (control group) trải qua quá trình làm bài và học tập bình thường (học từ mới, nghe ý chính, nghe trả lời câu hỏi chi tiết,) với rất ít thời gian để dự đoán.
Những người tham gia trong hai nhóm được cho là có trình độ tương đồng và học cùng trình độ với nhau. Kết quả từ so sánh kết quả làm bài cho thấy, nhóm nghiên cứu, với việc được dự đoán kỹ trước khi bắt đầu làm bài, có kết quả tốt hơn nhiều so với nhóm kiểm soát.
Trích: Kết quả nghiên cứu, Jiang, 2009Tuy nhiên, sự hiệu quả to lớn của việc dự đoán của nghiên cứu của Jiang được thực hiện trên một dạng bài Multiple Choice khác với bài thi IELTS. Và để kiểm chứng việc dự đoán nội dung trước khi nghe có thực sự hiệu quả trong việc làm bài trắc nghiệm của IELTS và đồng thời là với người học Việt Nam, tác giả bài viết đã thực hiện một thí nghiệm quy mô nhỏ, tái hiện nghiên cứu của Jiang với các lớp học nghe trình độ đầu vào 5.5 IELTS và đầu ra 6.5 IELTS của mình (lớp Advanced).
Trong thí nghiệm này, tác giả cho một lớp IELTS Advanced (9 học viên) và một học viên Advanced SOLO tiến hành quá trình học nghe với nhiều thời gian cho việc dự đoán; đây là nhóm thí nghiệm. Lượng từ vựng được dạy trước khi nghe đều chỉ từ 1-2 từ mỗi lớp. Nhóm thứ hai là nhóm kiểm soát với một lớp Advanced (6 học viên) và một lớp advanced khác (4 học viên), tiến hành học nghe như lớp học nghe thông thường, học một vài từ vựng ở giai đoạn pre-listening, đọc câu hỏi và làm bài.
Tác giả sau đó cho các lớp học làm bài mô phỏng bài thi thật với chỉ một lần nghe và thống kê số liệu đáp án đúng trên tổng số, từ đó so sánh được kết quả làm bài của học viên. Tổng số câu hỏi mà 2 nhóm thí nghiệm và kiểm soát sẽ làm là 22 câu trắc nghiệm.
Kết quả thí nghiệm với số lượng trung bình được trình bày dưới bảng sau:
Study Group (10) | Control Group (10) | |
---|---|---|
MCQ 1 (6) | 3.9 | 3.3 |
MCQ 2 (6) | 3.6 | 3.1 |
MCQ 3 (10) | 6.6 | 5.9 |
Kết quả cho thấy việc thực hiện dự đoán thật kỹ trước khi nghe đem lại kết quả tương đối lớn trong các lớp học được thí nghiệm. Điều này cũng đã xác minh tính hữu ích của việc dự đoán nội dung trước khi nghe như đã được chứng minh trong nghiên cứu của Jiang, khi người học lúc này là người Việt Nam và nội dung là bài thi IELTS.
Cũng có nhiều nghiên cứu khác xác minh điều này, có thể kể đến một nghiên cứu được đăng tải trên tờ Journal of English Language and Culture (2016), khi các nhà nghiên cứu kiểm tra một cách chính thức sự hiệu quả của việc đưa ra dự đoán trước khi nghe trong việc nghe hiểu. Nghiên cứu này rút ra được rằng việc dự đoán kỹ trước khi nghe thực sự đem lại kết quả khác biệt trong khả năng nghe hiểu của người học, giúp người học cải thiện điểm số của mình một cách đáng kể.
Tuy số lượng câu hỏi và kích cỡ của nhóm tham gia thí nghiệm vẫn còn hạn chế, và thí nghiệm cần được tiến hành với nhiều đối tượng tham gia hơn, nhưng những tín hiệu tích cực từ kết quả thí nghiệm cho thấy rằng đây có thể xem như là một phương pháp học tập và chiến lược làm bài thi rất hữu ích. Phần tiếp theo tác giả sẽ mô tả các cách dự đoán đã được thực hiện trong các lớp học của nhóm thí nghiệm để cải thiện khả năng làm bài của mình.
Cách dự đoán nội dung một cách hiệu quả
Tiên đoán sơ bộ nội dung của bài nghe
Thí sinh dự thi có thể dựa vào các từ khoá trong các câu hỏi để đưa ra dự đoán sơ bộ về nội dung bài nghe. Ví dụ:
Trong bài nghe này, sau khi đọc qua các câu hỏi, người học có thể nhận ra nội dung sẽ xoay quanh một bài thuyết trình về chủ đề Woolly mammoths ở Đảo St Paul's.
Bài nghe sẽ phát triển theo trình tự sau:
Thảo luận về cách mở đầu bài thuyết trình
Thảo luận về răng của voi ma mút được tìm thấy bởi Russel Graham
Thảo luận về mục đích của việc sử dụng biểu đồ động (animated)
Thảo luận về điểm đặc biệt của quy trình tìm ra ngày tuyệt chủng của voi ma mút trên đảo
Sau đó, hai bạn sinh viên sẽ thảo luận về việc cần làm cho từng phần của bài thuyết trình, lần lượt theo thứ tự sau: Phần Giới thiệu, Phần Phát hiện răng voi ma mút, Phần Các câu hỏi ban đầu của các nhà nghiên cứu, Phần Nghiên cứu sâu hơn được thực hiện trên đảo, Phần Các phát hiện và lời giải thích có thể có, Phần cuối Sự liên quan đến ngày nay.
Việc nắm được cấu trúc bài nghe sẽ giúp thí sinh theo dõi bài nghe tốt hơn, và sẵn sàng hơn cho việc trả lời các câu hỏi.
Dự đoán cách mà các phương án làm nhiễu trong dạng bài Multiple Choice được thực hiện
Khía cạnh này đòi hỏi người học cần có nhiều kinh nghiệm làm bài Multiple Choice. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo để người học có thể tự mình đưa ra dự đoán khi làm bài tập nghe dạng Multiple Choice. Theo cùng ví dụ đã nêu phía trước, xem xét từng câu hỏi dạng Multiple Choice như sau:
Trong câu 21: How will Rosie and Martin introduce their presentation?
A with a drawing of woolly mammoths in their natural habitat
B with a timeline showing when woolly mammoths lived
C with a video clip about woolly mammoths
Trong câu này, người nói sẽ nói về cách bắt đầu bài thuyết trình. Trong đó, 3 cách mở đầu được đề cập trong 3 đáp án đều có thể được đề cập, nhưng đáp án nhiễu sẽ bị người khác từ chối hoặc người nói nêu ra nhưng tự mình từ chối.
Trong câu 22: What was surprising about the mammoth tooth found by Russell Graham?
A It was still embedded in the mammoth's jawbone.
B It was from an unknown species of mammoth.
C It was not as old as mammoth remains from elsewhere.
Trong câu này người học cần chú ý từ khoá quan trọng đó là “surprising”, các đáp án nhiễu có thể là các thông tin về chiếc răng đó nhưng không phải là một thông tin gây ngạc nhiên.
Trong câu 23: The students will use an animated diagram to demonstrate how the mammoths
A became isolated on the island.
B spread from the island to other areas.
C coexisted with other animals on the island.
Trong câu này đáp án chính xác phải là mục đích của việc dùng animated diagram, các đáp án nhiễu có thể được đề cập nhưng không phải là mục đích chính của việc dùng dạng biểu đồ chuyển động như thế này.
Trong câu 24 According to Martin, what is unusual about the date of the mammoths' extinction on the island?
A how exact it is
B how early it is
C how it was established
Trong câu này, đáp án cần phải là điều khác thường (unusual) về ngày tuyệt chủng của loài voi Ma mút trên đảo. Đáp án nhiễu có thể được đề cập, nhưng thông tin đó là bình thường, tiêu chuẩn, không phải là một điều khác thường.
Thông qua việc luyện tập dự đoán thường xuyên, người học sẽ dần hình thành khả năng đưa ra dự đoán một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn, điều này sẽ cực kỳ hữu ích trong ngày thi thực tế.
Dự đoán người đưa ra phương án trong dạng bài Multiple Choice trò chuyện
Cũng trong câu 24 nêu trên:
24 According to Martin, what is unusual about the date of the mammoths' extinction on the island?
A how exact it is
B how early it is
C how it was established
Đối với những câu hỏi như thế này, người học nên xác định người sẽ cung cấp đáp án (trong câu này là Martin - bạn nam). Việc này sẽ giúp người học chủ động hơn, tập trung hơn trong quá trình nghe và đồng thời hạn chế chọn nhầm đáp án nhiễu do người khác đề cập.
Thực hành
Nội dung bài nghe
Cách mà đáp án nhiễu cho mỗi câu hỏi có thể được đưa ra
(Người cung cấp đáp án sẽ không cần dự đoán vì ở Part 2 là một phần nghe độc thoại)
SECTION 2 Questions 11-20
Questions 11-16
Choose the correct letter, A, B or C.
Information on company volunteering projects
11 How much time for volunteering does the company allow per employee?
A two hours per week
B one day per month
C 8 hours per year
12 In feedback almost all employees said that volunteering improved their
A chances of promotion.
B job satisfaction.
C relationships with colleagues.
13 Last year some staff helped unemployed people with their
A literacy skills.
B job applications.
C communication skills.
14 This year the company will start a new volunteering project with a local
A school.
B park.
C charity.
15 Where will the Digital Inclusion Day be held?
A at the company's training facility
B at a college
C in a community centre
16 What should staff do if they want to take part in the Digital Inclusion Day?
A fill in a form
B attend a training workshop
C get permission from their manager
Gợi ý tiên đoán
Nội dung của bài nghe
Nội dung bài nghe sẽ là về các dự án tình nguyện của một công ty.
Bài nghe sẽ đi từ việc công ty cung cấp cho mỗi nhân viên một lượng thời gian nào đó cho việc làm tình nguyện.
Sau đó là nhận xét (feedback) của nhân viên về việc tham gia các hoạt động. Bài nghe tiếp tục với thông tin về dự án của năm ngoái và sau đó là năm nay, phối hợp với ai và tổ chức ở đâu. Cuối cùng là điều nhân viên cần làm khi muốn tham gia hoạt động tình nguyện ‘Digital Inclusion Day’.
Cách mà các phương án làm nhiễu được đưa ra
Trong câu 11 How much time for volunteering does the company allow per employee?
A two hours per week
B one day per month
C 8 hours per year
Trong câu này đáp án đúng cần phải là lượng thời gian mà công ty cung cấp cho mỗi nhân viên. Đáp án nhiễu có thể bị sai phần per week/month/year người học cần chú ý cẩn thận. Ngoài ra, đáp án nhiễu có thể là lượng thời gian mà không phải do công ty cho phép (công ty cho phép nghĩa là công ty vẫn sẽ trả tiền lương cho khoảng thời gian đó và nhân viên đi làm tình nguyện)
Trong câu 12 In feedback almost all employees said that volunteering improved their
A chances of promotion.
B job satisfaction.
C relationships with colleagues.
Trong câu này đáp án đúng phải là đánh giá từ HẦU HẾT mọi nhân viên. Đáp án nhiễu có thể đến từ đánh giá từ một vài nhân viên (số ít).
Trong câu 13 Last year some staff helped unemployed people with their
A literacy skills.
B job applications.
C communication skills.
Trong câu này một số nhân viên đã giúp người thất nghiệp chuyện gì đó. Đáp án nhiễu tương đối khó dự đoán, người học cần đảm bảo nghe đúng thông tin về năm ngoái. Ngoài ra, khi đề cập đến đáp án đúng người nói có thể diễn đạt theo cách nào đó mà có dùng 1 từ trùng với các đáp án nhiễu để làm rối người nghe.
Trong câu 14 This year the company will start a new volunteering project with a local
A school.
B park.
C charity.
Trong câu này người nói sẽ nói về một dự án MỚI. Do đó, đáp án nhiễu có thể là một dự án không phải mới mà là đã bắt đầu từ các năm trước và vẫn tiếp tục ở năm nay. Đáp án đúng theo sau tính từ local nên đáp án nhiễu có thể là một dự án với tổ chức được đề cập nhưng không phải ở địa phương mà ở xa, ở nước khác.
Trong câu 15 Where will the Digital Inclusion Day be held?
A at the company's training facility
B at a college
C in a community centre
Trong câu này đáp án sẽ phải là địa điểm của năm nay, do đó, đáp án nhiễu có thể xuất hiện ở dạng địa điểm của các năm trước, hoặc một địa điểm tuy có được xem xét, cân nhắc nhưng không được lựa chọn.
Trong câu 16 What should staff do if they want to take part in the Digital Inclusion Day?
A fill in a form
B attend a training workshop
C get permission from their manager
Trong câu này người nghe cần xác định điều mà nhân viên cần làm nếu họ muốn tham gia Digital Inclusion Day. Đáp án nhiễu có thể là điều nhân viên cần làm nếu muốn tham gia dự án khác, hoặc là một yêu cầu có thực trong quá khứ, nhưng năm nay đã bị huỷ bỏ.
Từ kinh nghiệm làm bài cá nhân và kinh nghiệm giảng dạy của mình, tác giả bài viết đề xuất trong quá trình làm bài tập của mình, người học nên dành nhiều thời gian hơn cho giai đoạn trước khi nghe để đưa ra thật nhiều dự đoán nhằm cải thiện khả năng và kinh nghiệm của mình.
Tổng kết
Works Cited
Ahmed, Raphael. "Five essential listening skills for English learners." British Council, 18 June 2015, www.britishcouncil.org/voices-magazine/five-essential-listening-skills-english-learners. Accessed 15 June 2023.
Dillon, Bobby P.S, và Bertaria Sohnata Hutauruk. 'Tác động của Chiến lược Dự đoán cho Việc Hiểu Nghe trong Lớp học Tiếng Anh Ngoại Ngữ trên Sinh viên Năm thứ Ba (năm học 2012) tại Bộ Môn Tiếng Anh trong FKIP Đại học HKBP Nommensen Pematangsiantar.' Tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa tiếng Anh, Tháng Sáu 2016, www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-minh/business-english/effect-of-predicting-strategy-for-listening-comprehension/23686163. Truy cập ngày 15 Tháng Sáu 2023.
Jiang, Yongmei. 'Chiến lược Dự đoán và Hiểu Nghe.' Khoa học Xã hội Châu Á, Tháng Một 2009, pdfs.semanticscholar.org/aa0a/ebbecbe4a4b0038f30ef0974ea1674422593.pdf. Truy cập ngày 15 Tháng Sáu 2023.
Wilson, J. J. Cách dạy Nghe. Pearson Longman, 2008.