Khi nhắc đến việc học tiếng anh, có thể các độc giả đã quá quen thuộc với việc học theo cách truyền thống là học thuộc từ vựng và cấu trúc ngữ pháp để sau đó có thể áp dụng vào việc làm bài tập tiếng anh ở các kĩ năng khác nhau (nghe, nói, đọc và viết). Tuy nhiên, đây không phải là cách tiếp cận duy nhất cho việc cải thiện tiếng anh. Cách học này thường không mang lại hiệu quả cao do quá trình học nhàm chán và khá khô khan.
Tuy nhiên, trước khi tiến đến việc áp dụng phương pháp này, độc giả cần nắm được nguyên lý hoạt động của phương pháp để có thể áp dụng chính xác cũng như tối đa hóa hiệu quả của phương pháp này.
Bài viết này sẽ đưa độc giả đi qua những nội dung chính sau:
Nền tảng của phương pháp học thụ động, bao gồm:
Giả thiết thụ đắc trực tiếp – học gián tiếp
Giả thiết Đầu vào
Áp dụng phương pháp học thụ động vào đời sống thường ngày
Phương pháp học thụ động được xây dựng dựa trên 2 giả thiết nằm trong “Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ” của giáo sư Stephen D. Krashen. Để có thể áp dụng một cách chính xác phương pháp học vào đời sống thường ngày, trước tiên độc giả cần nắm được những nguyên lý nền tảng của phương pháp này. Mục 2.1 và 2.2 sẽ giúp độc giả nắm được những nội dung này.
Giả định về học thông qua tiếp thu trực tiếp – học thông qua học gián tiếp (Acquisition – Learning Hypothesis)
Lý thuyết “Thụ đắc ngôn ngữ” nói chung, hay giả thiết “Thụ đắc trực tiếp – học gián tiếp” nói riêng, được áp dụng cho bất kì ngoại ngữ nào mà người học theo học, miễn nó không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Tiếp thu trực tiếp – học thông qua học gián tiếp
Giả thiết này của ông cho biết có 2 loại hoạt động học ngoại ngữ hoàn toàn khác nhau là “Thụ đắc/ học trực tiếp” và “Học gián tiếp”.
Hoạt động thụ đắc/ học trực tiếp diễn ra tương tự như cách mà trẻ con học tiếng mẹ đẻ của chúng. Người học sẽ được tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ mà họ đang theo học thông qua nghe và bắt chước lại để giao tiếp, từ đó hình thành năng lực ngôn ngữ một cách tiềm thức.
Học gián tiếp thì ngược lại. Đây là một hoạt động có ý thức, diễn ra khi người học học một cách có chủ đích các kiến thức về ngoại ngữ như danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm, được giáo viên sửa lỗi sai, …
Các kỹ năng Đầu vào và Đầu ra
Ngoài ra, thuyết này còn cho biết, 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết mà người học được tiếp cận trong quá trình học ngoại ngữ sẽ được chia làm 2 nhóm:
Kĩ năng nhập dữ liệu (Input): Nghe và đọc
Kĩ năng xuất dữ liệu (Output): Nói và viết
Trong đó, những kĩ năng Input sẽ làm tiền đề để phát triển những kĩ năng Output. Vì vậy, để quá trình học ngoại ngữ được diễn ra một cách tự nhiên và dễ dàng, người học cần bắt đầu với những kĩ năng Input, sau đó tiến dần sang học các kĩ năng Output.
Điều này có nghĩa rằng, nếu người học chăm chỉ rèn luyện tốt 2 kĩ năng nghe và đọc, việc phát triển 2 kĩ năng nói và viết trong tương lai sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu người học bắt đầu học ngoại ngữ thông qua 2 kĩ năng nói và viết, họ sẽ cảm thấy việc học ngoại ngữ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Tóm tắt
Từ giả thiết trên của Krashen, có thể kết luận được rằng, để việc học ngoại ngữ nói chung, hay tiếng anh nói riêng được diễn ra một cách hiệu quả, người học cần ưu tiên học trước 2 kĩ năng Input là nghe và đọc. Hơn thế nữa, họ cũng cần dành 80% thời gian học ngoại ngữ chủ yếu cho việc hấp thụ tiếng Anh trực tiếp thông qua:
Nghe và đọc tiếng Anh đều đặn
Nghe và đọc những gì thực tế và có thể áp dụng được vào đời sống
Sử dụng tiếng Anh như một công cụ để giao tiếp, chứ không như một môn học mà để giỏi thì cần học thật nhiều lý thuyết
Tuy nhiên, nếu chỉ tăng cường hiệu quả học ngoại ngữ thông qua sự kết hợp giữa việc lựa chọn đúng kĩ năng để học và cách thức học vẫn chưa đủ. Vì nếu như người học lựa chọn tài liệu học tập quá khó hoặc quá dễ, tiến trình học ngoại ngữ của họ sẽ vẫn tiến bộ nhưng với mức độ hiệu quả không cao hoặc đôi lúc trong vài trường hợp, phản tác dụng và không mang lại bất kì sự tiến bộ nào.
Vậy người học sẽ phải dựa vào đâu để biết rằng một tài liệu học tập là thích hợp hay không thích hợp với trình độ hiện tại của bản thân? Tác giả sẽ làm rõ câu hỏi này ở mục tiếp theo
Giả thuyết về Đầu vào (Input Hypothesis)
Giả thiết đầu vào của Krashen cho rằng, người học ngoại ngữ tích lũy ngôn ngữ thành công (hay gia tăng một bậc trình độ ngoại ngữ) khi họ hiểu được nội dung có trình độ khó hơn một bậc so với trình độ hiện tại của bản thân. Cụ thế, nếu người học đang ở trình độ “a”, thì sau một thời gian rèn luyện, tiếp thu những thông tin ở mức “a+1”, người họ sẽ nâng cao trình độ lên mức “a+1”.
Vậy nên, cách tốt nhất để tăng trình độ là xem, nghe và đọc thật nhiều nội dung bản ngữ và tập trung hiểu nghĩa của chúng. Khi thực hiện đủ nhiều, người học sẽ tự động được tích lũy ngôn ngữ thông qua hoạt động thụ đắc trực tiếp và đến một thời điểm nhất định, họ sẽ nâng cao trình độ lên mức “a+1”.
Ngoài ra, tài liệu hoặc nội dung học tập ngoại ngữ cũng phải thõa mãn được 3 yếu tố:
Có thể hiểu được (Comprehensible): đây là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất, vì nếu không hiểu được nội dung thì đối với người học, những đoạn hội thoại sẽ chỉ là tiếng ồn và các đoạn văn thì chỉ là những ký tự vô nghĩa. Người học sẽ thất bại trong việc thụ đắc trực tiếp dù cho có nghe hoặc đọc nhiều như thế nào. Vậy nên, người đọc cần tuân theo tỉ lệ 8:2 mà Krashen đã đưa ra. Điều này có nghĩa, khi lựa chọn tài liệu học tập, người học cần lựa chọn những tài liệu mà họ có thể nghe, đọc và hiểu được khoảng 80%. 20% còn lại sẽ được người học thụ đắc trực tiếp trong quá trình học tập
Ví dụ: nếu lựa chọn cách thụ đắc trực tiếp qua xem phim hoặc nghe nhạc, người học cần lựa chọn những bộ phim hoặc bài hát mà họ hiểu được nội dung các câu hội thoại, lời bài hát khoảng 80%Lượng đủ lớn (Massive): đây là đặc điểm quan trọng tiếp theo. Để quá trình tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ mang lại hiệu quả, quá trình tích lũy tự nhiên phải diễn ra đủ lâu và đủ nhiều.
Đủ nhiều ở đây ý chỉ tài liệu, nội dung học tập phải đủ nhiều và việc tiếp xúc phải diễn ra lặp đi lặp lại. Cường độ lặp lại giữa các buổi phải đảm bảo tính liên tục.
Đủ lâu ý chỉ hoạt động phải diễn ra liên tục đều đặn từ ngày này sang ngày khác, trong 1 khoảng thời gian dài.
Ví dụ: nếu lựa chọn thụ đắc trực tiếp qua xem phim, người học cần xem ít nhất 3 đến 4 bộ phim mỗi tuần, lặp đi lặp lại từ tuần này qua tuần khác, liên tục trong 1 thời gian dài.
Gây hứng thú (Compelling): người học nên lựa chọn nội dung có tính hấp dẫn và lôi cuốn đối với bản thân. Vì khi đó, người học sẽ tập trung chủ yếu vào việc hiểu được ý nghĩa mà tài liệu truyền tải hơn là cố gắng tiếp thu những đặc điểm văn phạm hoặc ngữ pháp. Nội dung lý tưởng là nội dung khiến người học hoàn toàn tập trung vào việc hiểu ý nghĩa mà quên mất là mình đang nghe hoặc đọc tiếng nước ngoài.
Ví dụ: nếu lựa chọn thụ đắc trực tiếp qua đọc sách, người học cần lựa những thể loại sách tạo ra sự lôi cuốn mạch mẽ với bản thân như sách trinh thám, tiểu thuyết, truyện dài,… Bất kì thể loại sách nào mà khiến người học khi đọc sẽ đắm chìm vào thế giới của cuốn sách và tập trung tối đa vào việc hiểu nghĩa mà quên mất là họ đang đọc một cuốn sách với ngôn ngữ nước ngoài.
Áp dụng phương pháp học tiếng Anh thụ động vào cuộc sống hàng ngày
Ở mục này, tác giả sẽ hướng dẫn cách áp dụng phương pháp học này vào các hoạt động giải trí đời thường để cải thiện tiếng anh. Cụ thể hơn, tác giả sẽ nêu chi tiết kĩ năng Input nào sẽ bổ trợ cho kĩ năng Output nào và cùng với đó là cách áp dụng yếu tố này vào các hoạt động giải trí đời thường.
Tăng cường “Lắng nghe” để cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh
Theo giả thiết “Thụ đắc trực tiếp – học gián tiếp”, Krashen cho rằng kĩ năng Input quan trọng nhất mà người học cần học đầu tiên chính là kĩ năng Nghe. Hơn thế nữa, kĩ năng này sẽ là nền tảng vững chắc và cần thiết cho việc phát triển một kĩ năng Output khác chính là nói.
Để có thể luyện tập kĩ năng Nghe nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố thụ đắc trực tiếp, độc giả có thể luyện tập thông qua những hoạt động như xem phim, nghe nhạc, nghe tin tức… Bất kì cách thức nào cho phép độc giả tiếp xúc với tiếng anh thông qua kĩ năng nghe.
Ngoài ra, hoạt động được lựa chọn nên là hoạt động mà độc giả cảm thấy thích thú, vui thú khi thực hiện. Sẽ lý tưởng nhất nếu như hoạt động đó là sở thích cá nhân (xem phim, xem livestream,…) (compelling)
Sau khi lựa chọn được hoạt động thích hợp, độc giả cần sắp xếp những mốc thời gian cố định trong tuần để thực hiện và cường độ thực hiện phải đủ nhiều, lặp đi lặp lại trong thời gian dài (massive).
Gợi ý áp dụng hoạt động giải trí tương ứng – xem phim
Độc giả có thể lựa chọn xem phim là hoạt động luyện nghe và học thụ động tiếng anh. Nếu lựa chọn hoạt động này, độc giả cần đảm bảo các yếu tố sau:
Gây hứng thú (compelling): cần lựa chọn những thể loại phim mà mình yêu thích
Lượng đủ lớn (massive): cần sắp xếp ít nhất 4 buổi trong tuần (sáng, trưa, chiều hoặc tối) để xem phim. Mỗi buổi xem phim phải kéo dài ít nhất từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Lặp đi lặp lại hoạt động này trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm
Dễ hiểu (comprehensible): Cần lựa chọn những bộ phim độc giả có thể hiểu nội dung phim và nội dung các đoạn hội thoại trong phim tối thiểu là 80%. Tuy nhiên để đảm bảo yếu tố này là tương đối khó. Vì vậy, độc giả có thể áp dụng cách sau:
Lựa chọn xem 1 bộ phim 2 lần. Ở lần đầu tiên, độc giả hãy xem bằng phụ đề song ngữ ở cả tiếng anh và tiếng việt. Sau khi đã nắm được nội dung phim qua lần xem đầu tiên, hãy thực hiện xem lại lần 2 nhưng chỉ với phụ đề tiếng anh.
Cách thức sau chỉ có thể áp dụng cho các độc giả xem phim bằng các thiết bị máy tính như Laptop hoặc máy tính để bàn. Đó là áp dụng tiện tích Ejoy-English vào trình duyệt khi xem phim. Ứng dụng này cho phép độc giả dịch trực tiếp từ chưa biết nghĩa từ phụ đề của phim. Ví dụ, khi xem phim, phụ đề xuất hiện từ vựng mà độc giả không biết nghĩa, độc giả chỉ cần trỏ chuột trực tiếp vào từ này và tiện ích Ejoy sẽ dịch nghĩa sang tiếng việt.
Tăng cường kỹ năng việt của bạn bằng cách tập trung vào việc đọc
Sau khi đã biết được kĩ năng Output “Nói” được tăng cường và cải thiện thông qua việc rèn luyện kĩ năng Input “Nghe”, độc giả cũng có thể đoán được rằng kĩ năng Input còn lại là “Đọc” sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao kĩ năng “Viết”.
Để có thể luyện tập kĩ năng Đọc nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố thụ đắc trực tiếp, độc giả có thể luyện tập thông qua các hoạt động đọc hàng ngày như đọc sách, đọc báo, đọc tin tức trực tuyến,… Bất kì hoạt động nào cho phép độc giả tiếp xúc với tiếng anh thông qua kĩ năng đọc.
Hơn nữa, hoạt động đọc này cần mang lại sự thích thú cho độc giả. Lý tưởng nhất là khi hoạt động này cũng là sở thích cá nhân của độc giả.
Ngoài ra, độc giả cũng cần đảm bảo hiểu được tối thiểu 80% tài liệu hoặc nội dung lựa chọn đọc.
Sau khi đã lựa chọn được hoạt động đọc cũng như tài liệu thích hợp, độc giả cần sắp xếp những mốc thời gian cố định trong tuần để thực hiện và cường độ thực hiện phải đủ nhiều, lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Gợi ý áp dụng hoạt động giải trí tương ứng – đọc sách
Độc giả có thể lựa chọn đọc sách là hoạt động luyện đọc và học thụ động tiếng anh. Nếu lựa chọn hoạt động này, độc giả cần đảm bảo các yếu tố sau:
Gây hứng thú (compelling): cần lựa chọn những thể loại sách mà bản thân yêu thích
Lượng đủ lớn (massive): cần sắp xếp ít nhất 4 buổi trong tuần (sáng, trưa, chiều hoặc tối) để luyện đọc. Mỗi buổi luyện đọc phải kéo dài ít nhất từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Lặp đi lặp lại hoạt động này trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm
Dễ hiểu (comprehensible): Cần lựa chọn những tựa sách mà độc giả có thể hiểu tối thiểu 80%. Nếu độc giả gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội dung hoặc tài liệu đọc, có thể tham khảo các cách sau:
Bộ sách miễn phí Bookworm của Oxford: đây là một lựa chọn tài liệu không thể thiếu trong các hoạt động luyện đọc. Bộ sách này của Oxford bao gồm 6 trình độ khác nhau, từ cơ bản cho đến nâng cao. Mỗi trình độ sẽ bao gồm từ 4 đến 5 cuốn sách khác nhau. Độc giả có thể thoải mái lựa chọn tựa sách thích hợp với trình độ của bản thân
Link bộ sách tại đây
Bộ sách Thư viện Học thuật Britannica: đây là một bộ sách được biên soạn với mục đích truyền đạt kiến thức từ nhiều lĩnh vực đến với độc giả. Vì vậy, ngôn ngữ, cách diễn đạt và phong cách viết trong bộ sách này được chọn lựa sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất. Ngoài ra, sách còn được bổ sung thêm nhiều hình ảnh thực tế để làm tăng thêm sự hấp dẫn và hỗ trợ ý nghĩa cho người đọc. Độc giả có thể mua bộ sách này tại các cửa hàng sách ở các thành phố lớn tại Việt Nam.
Sử dụng ứng dụng Tiếng Anh Ejoy: phương pháp này có một hạn chế là chỉ áp dụng được cho những độc giả đọc sách bằng các thiết bị máy tính như Laptop và máy tính để bàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ cho việc đọc là rất thuận tiện. Trong quá trình đọc, nếu gặp từ khó hoặc không hiểu nghĩa, độc giả có thể làm nổi bật chữ cần dịch và Ejoy English sẽ tự động dịch sang tiếng Việt.
Độc giả có thể áp dụng cách thức đọc sách này vào các hoạt động luyện đọc tương tự như đọc báo hoặc tin tức trực tuyến,… Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo 3 yếu tố là “Tạo sự hấp dẫn”, “Lượng đọc đủ” và “Nội dung dễ hiểu”.