Bài viết này tập trung khai thác sự khác biệt mấu chốt về tiêu chí Grammatical Range and Accuracy trong IELTS Writing Task 2 của hai band điểm 6 và 7 qua việc phân tích grammar của hai bài mẫu cụ thể cùng một chủ đề. Từ đó, bài viết sẽ chú trọng cung cấp thêm những cấu trúc cần có trong một bài viết band C1 (7.0+) so với bài viết band B2 (6.0-6.5) trên khung tham chiếu CEFR.
So sánh và đối chiếu tiêu chuẩn Phạm Vi Ngữ Pháp và Độ Chính Xác trong IELTS Writing Task 2 của band 6 và 7
Band 7
uses a variety of complex structures
produces frequent error-free sentences
has good control of grammar and punctuation but may make a few errors
Band 6
uses a mix of simple and complex sentence forms
makes some errors in grammar and punctuation but they rarely reduce communication
Bản dịch Tiếng Việt
Phạm vi và mức độ chính xác của ngữ pháp
Thang điểm 7
sử dụng đa dạng cấu trúc câu phức
câu viết ít vi phạm các lỗi ngữ pháp
kiểm soát tốt ngữ pháp và sử dụng đúng dấu câu nhưng vẫn có thể mắc một vài lỗi
Thang điểm 6
sử dụng cả hai loại câu: câu đơn và câu phức
vi phạm một số lỗi trong ngữ pháp của câu và sử dụng dấu câu chưa đúng nhưng mục tiêu truyền tải nội dung giao tiếp nhìn chung vẫn đảm bảo.
Dựa vào bảng thông tin trên, để thay đổi band điểm trong tiêu chí Grammatical Range and Accuracy trong IELTS Writing Task 2, thí sinh cần chú ý cải thiện hai vấn đề chính sau đây: Đa dạng hoá cấu trúc câu và mức độ chính xác của ngữ pháp.
Phân tích chi tiết bài viết ở band 6 và 7
Topic: Family
Band 6
A part of population in the world might think that why women and men should divided household work while they have work full time, they must think the household choir is for the women, because they think men is strong and the head or the leader so men only do the important work and do hard work (1). Additionally, husbands are less experienced in doing these jobs compared to wives (2).
Although they think strong and powerful men do not fit with household chores so they think women are weak and soft (3). Women will be better fitted with light work like raising children though even women and men both can do it however men have old-minded attitude (4). Because their thought is a little racism in gender so every house choir like bringing up kids men thinks it is for women (5).
Band 7
Many people might think that women and men should not have household work divided equally because they both work as full-time employees (1). To specify, they might reason that the males are not cut out to do household chores, and are in charge of more important duties like working hard and generating household incomes (2).
Men may lack experience in doing domestic chores whereas women would outperform them in such tasks (3). Otherwise, the women’s physical strength does not allow them to pursue physical demading jobs, thus proving why they better fit doing light houseworks such as the housecare and childcare tasks (4). Especially as regards rearing children, some men with conservative and old-fashioned mindset would not bring up their kids well since they may bias sons more than daughters (5).
Chúng ta cùng phân tích chi tiết từng đơn vị câu trong hai bài viết này theo hai yếu tố phạm vi và mức độ chính xác của các điểm ngữ pháp được sử dụng.
Grammatical range
Band 6
(1) Câu phức
(2) Câu đơn
(3) Câu phức
(4) Câu phức
(5) Câu phức
Band 7
(1) Câu phức
(2) Câu đơn
(3) Câu phức
(4) Câu phức
(5) Câu phức
Grammatical accuracy
Band 6
(1) Lỗi chia động từ sai (“should divided”), run-on sentences: thiếu punctuation dấu câu để ngắt nghỉ giữa các mệnh đề, sentence spwarl: câu quá nhiều mệnh đề.
(2) Câu chính xác
(3) Lỗi: thiếu punctuation (dấu phẩy sau mệnh đề Although), dùng thừa liên từ (so)
(4) Lỗi: thiếu punctuation (, however,), thiếu mạo từ (have an attitude to).
(5) Lỗi: dùng thừa liên từ (so), chia động từ sai (“ men thinks”), sentence spwarl: câu quá nhiều mệnh đề.
Band 7
(1) Câu chính xác
(2) Câu chính xác
(3) Câu chính xác
(4) Lỗi: houseworks là danh từ không đếm được, dùng sai mạo từ “the”.
(5) Lỗi: thiếu mạo từ “a” (a conservative and old-fashioned mindset), thiếu punctuation trước liên từ “since”.
Như vậy, bạn đọc có thể thấy ngữ pháp của một bài viết band 7, thứ nhất về phạm vi cấu trúc câu, bài viết thể hiện sự linh hoạt trong việc dùng câu phức so với band 6. Bài viết band 7 vẫn có thể sử dụng các câu đơn, nên thí sinh cần tránh suy nghĩ phải dùng hoàn toàn câu phức thì mới có thể nâng band phần grammar range. Các dấu câu như dấu phẩy được sử dụng chính xác và đầy đủ trong các câu phức.
Thứ hai, về grammatical accuracy, bài viết band 7 so với band 6 ít khi gây ra các lỗi như chia động từ sai, viết liên tục không ngắt nghỉ, thiếu dấu câu, viết câu chứa quá nhiều mệnh đề như band 6. Câu phức trong bài viết band 7 hầu như không chứa lỗi vi phạm ngữ pháp. Tuy nhiên, bài viết band 7 còn mắc một vài lỗi sai nhỏ như thiếu mạo từ “a”, còn dùng sai danh từ uncountable và countable nouns, thiếu dấu phẩy trước liên từ.
Cách khắc phục để nâng band điểm từ 6 lên 7 trong tiêu chuẩn Phạm Vi Ngữ Pháp và Độ Chính Xác trong IELTS Writing Task 2
Đa dạng hóa cấu trúc câu
Bài viết này có tham khảo khung EAQUALS Core Inventory for General English của British Council, từ đó đưa ra một số gợi ý để bạn đọc có thể đa dạng hoá cấu trúc câu viết. The Inventory là một dự án của Hội Đồng Anh nghiên cứu và tổng quát hoá những kiến thức ngữ pháp mà học viên cần nên được trang bị từ band A1 đến C1 trên khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của châu Âu (CEFR). Cấu trúc ngữ pháp của bài viết band 7+(C1) so với bài viết band 6 (B2) cần nên hoàn thiện thêm một vài điểm ngữ pháp sau đây.
Mệnh đề điều kiện
Câu điều kiện thường được mở đầu bằng If/ Only if/ Unless và dùng để miêu tả hai ý tưởng có mối liên hệ với nhau như việc này xảy ra thì việc khác sẽ diễn ra sau đó.
Ex.
Ngoài ra, người viết còn có thể vận dụng thêm các loại câu điều kiện khác như Alternative-conditional hay Wh-conditional như whether, whether or not,whatever, whenever, wherever,…. Tuy nhiên, người viết cần chú ý đảm bảo tính chính xác của các cấu trúc này khi sử dụng vào bài viết.
Mệnh đề phụ
Mệnh đề quan hệ
Một trong những dạng phổ biến và dễ sử dụng của loại Subordinate clauses (mệnh đề phụ thuộc) là Relative Clauses (mệnh đề quan hệ). Mệnh đề quan hệ được sử dụng để bổ nghĩa cho cụm danh từ đứng trước nó (Noun phrase), và có thể viết dưới dạng mệnh đề giới hạn (restrictive) hoặc không giới hạn (non-restrictive).
Ex. Women who do not have a good physical health should not pursue some demanding jobs. (Restrictive clauses, và không có dấu phẩy)
Ex. Flies, which come mostly in summer, bring a lot diseases. ( Non-restrictive clause và có dấu phẩy vì flies là loài đã được xác định cụ thể, thông tin trong dấu phẩy có thể giản lược).
Câu cleft
Câu trúc câu chẻ là dạng câu dùng để nhấn mạnh một thành phần nào đó bất kì trong câu tuỳ theo chủ đích của người viết.
It + be+ Noun/Pronoun + Restrictive clause (không có dấu phẩy)
Ex.Chilren love playing video games.
It is children that love playing video games. (nhấn mạnh Subject)
It is video games that children love playing. (nhấn mạnh Object)
Câu nối
Loại mệnh đề này được dùng để bổ sung ý nghĩa cho cả một mệnh đứng trước nó, và thường xuất hiện ở hai dạng trong ví dụ sau đây.
Ex. Children love playing video games, which distracts them from concentrating on studying subjects at school.
Or Children love playing video games, distracting them from concentrating on studying subjects at school. (reduced clause: ở đây sử dụng mệnh đề rút gọn cho “which distracts…” phía trên). Cả hai đều bổ sung thêm kết quả/ hậu quả cho mệnh đề phía trước.
Chủ ngữ giả
Câu có chủ từ giả (It/ There) là một phương án khác người viết có thể sử dụng để làm đa dạng hoá cấu trúc câu cũng như tăng tính khách quan của bài viết. Cấu trúc cụ thể của loại câu này như sau:
Kiểm soát ngữ pháp và dấu câu một cách hiệu quả
Để có thể đạt được mốc 7 cho ngữ pháp, bên cạnh việc sử dụng nhiều cấu trúc câu, người viết nên chú ý và cải thiện một số lỗi sai ngữ pháp sau đây.
Sử dụng đúng 2 loại dấu câu cơ bản (dấu câu)
Dấu chấm (full stop) nên được chấm vào vị trí cuối câu, là dấu hiệu kết thúc một câu viết hoàn chỉnh.
Dấu phẩy (comma) thường được với các mục đích sau đây:
Thứ nhất, dấu phẩy liệt kê thông tin từ 2 vật/ sự kiện trở lên
Ex.
Thứ hai, dấu phẩy ngăn cách hai mệnh đề độc lập trong câu ghép compound sentences và giữa mệnh đề phụ thuộc và mệnh đề độc lập trong câu phức complex sentences. Dấu phẩy được thêm vào vị trí phía trước các liên từ coordinating conjuntions (FANBOYS) đối với câu ghép và phía sau/trước mệnh đề chứa subordianting conjunctions (Although, Despite, When, Whereas, While,…).
Ex.
Children prefer playing indoor games, so they feel no interested in other outdoor ones.
Although some children love playing video games, others still favor joining in outdoor activites.
Some children love playing video games, although others still favor joining in outdoor activites.
Thứ ba, dấu phẩy ngăn cách cụm danh từ đi liền nhau, hoặc cụm giới từ (adverbial clauses) với danh từ.
Ex.
Facebook, for instance, connects people together regardless of geographical location.
Playing video games, one of the main distractors, should be banned by parents.
Thay vì cố gắng sử dụng câu phức với nhiều mệnh đề, người viết ở band 6 nên viết câu phức chỉ chứa hai mệnh đề, và sử dụng dấu câu phù hợp để ngắt nghỉ câu một cách hợp lí. Sự thiếu ngắt nghỉ hoặc ý tưởng viết liên tục sẽ dẫn đến các lỗi như run-on sentences hoặc sentence sprawl, gây khó hiểu cho người đọc và khiến bài viết mất điểm theo tiêu chí của band descriptors.
Sử dụng các thì (tenses) và chia động từ một cách chính xác
Người viết cần kiểm tra lại việc sử dụng các thì như hiện tại đơn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn hay tương lai đơn. Các thì phải phù hợp với ngữ cảnh của câu viết, và động từ cần phối hợp với danh từ/chủ ngữ và vị trí của chúng trong câu.
Ex.