Kế hoạch của sứ mệnh TOLIMAN là tìm kiếm các hành tinh trong vùng có thể hỗ trợ sự sống, như Alpha Centauri A và B, nằm cách Trái đất 4 năm ánh sáng.
Đại học Sydney và nhà sản xuất hàng không vũ trụ EnduroSat đã hợp tác để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh trong hệ sao gần chúng ta nhất, Alpha Centauri.
Nhiệm vụ mới đã được đặt tên là TOLIMAN theo tên trong tiếng Ả Rập cổ của ngôi sao. Sứ mệnh này được hỗ trợ bởi Tổ chức Sáng kiến Đột phá về hàng không vũ trụ của California và chịu trách nhiệm cho việc gửi một tàu thăm dò cánh buồm nhẹ đến hệ sao.
Kế hoạch của sứ mệnh TOLIMAN là tìm kiếm các hành tinh trong vùng có khả năng hỗ trợ sự sống, xung quanh hai ngôi sao tương tự Mặt Trời, Alpha Centauri A và B, cách Trái Đất 4 năm ánh sáng.
Nhiệm vụ mới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tiến bộ của vệ tinh mới cho phép các vệ tinh siêu nhỏ chụp ảnh hệ thống sao gần nhất của chúng ta.
Giáo sư Peter Tuthill từ Đại học Sydney, người cũng đã tham gia vào việc thiết kế cho James Webb, giải thích:
'Các nhà thiên văn đã phát hiện hàng nghìn hành tinh ngoại hệ Mặt Trời của chúng ta nhưng hầu hết đều cách xa hàng nghìn năm ánh sáng và ngoài tầm với của chúng ta.'
Công nghệ vệ tinh tiên tiến sẽ cho phép chúng ta khám phá sâu hơn vào không gian xung quanh và có thể là nền tảng cho những nhiệm vụ có tầm nhìn xa hơn trong tương lai, từ khoảng trống giữa các ngôi sao đến hệ thống Centauri.
TOLIMAN sẽ là một kính thiên văn không gian, được thiết kế đặc biệt để thực hiện các phép đo vị trí chính xác nhất về các ngôi sao trên bầu trời để ghi nhận những biến động nhỏ nhất về ánh sáng - có thể là dấu hiệu của một hành tinh.
Tổ chức Sáng kiến Đột phá cũng đã hỗ trợ dự án TOLIMAN và đã có sự quan tâm lâu dài đến Alpha Centauri. Tổ chức này, do nhà từ thiện người Nga Yuri Milner sáng lập, cũng đã khởi đầu dự án Starshot, một sáng kiến trị giá 100 triệu USD nhằm phát triển tàu thăm dò cánh buồm ánh sáng được gia tăng tốc độ bằng tia laser, cho phép tiếp cận Proxima Centauri, còn được gọi là Alpha Centauri C, chỉ trong vòng 20 năm.