1. Nẹp răng là gì? Khi nào nên nẹp răng?
Nẹp răng hay còn gọi là niềng răng là một phương pháp chỉnh nha giúp cải thiện các vấn đề như lệch khớp cắn, răng hô, răng móm, răng thưa, răng khấp khểnh,... tạo ra sự hoàn hảo cho hàm răng, giúp người thực hiện bảo vệ sức khỏe răng miệng và tăng sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Thời điểm phù hợp nhất để nẹp răng là từ 2 đến 4 năm sau khi bắt đầu dậy thì (tức là khoảng từ 12 - 16 tuổi). Lý do là trong giai đoạn này, cơ thể vẫn đang phát triển, cấu trúc xương, bao gồm cả xương hàm, chưa ổn định, giúp việc điều chỉnh các vấn đề về răng dễ dàng hơn mà không cần can thiệp phẫu thuật, đồng thời cũng tăng khả năng thành công của quá trình.
Khi niềng răng theo đúng độ tuổi, kết quả dường như sẽ được giữ ổn định mà không cần phải điều chỉnh lại hoặc đeo hàm duy trì cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên theo các chuyên gia nha khoa, vì xương của trẻ vẫn còn đang hoàn thiện nên cần phải sử dụng thiết bị gắn trong suốt suốt quá trình dậy thì để theo dõi sự phát triển răng của trẻ. Điều này sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 - 4 năm.
Độ tuổi thanh thiếu niên là thời điểm phù hợp để niềng răng
Sau tuổi 16, răng đã không còn phát triển và cấu trúc hàm cũng đã cứng hơn rất nhiều so với trước đây. Vì vậy để răng di chuyển về vị trí đúng là rất khó. Ngoài ra việc chỉnh răng lúc này sẽ phức tạp hơn, cần nhiều thời gian để thực hiện và nguy cơ răng “chạy” lại sau niềng là rất cao, lịch tái khám cũng nhiều. Do đó chi phí niềng răng ở người lớn thường cao hơn so với thanh thiếu niên và trẻ nhỏ.
Dựa trên góc độ y khoa thì không có sự giới hạn cho độ tuổi niềng răng, chỉ cần xương của người niềng còn tốt, đủ điều kiện về sức khỏe thì vẫn có thể niềng răng. Nhưng đối với các trường hợp niềng răng ở tuổi trung niên và cao tuổi thì cần phải thăm khám kỹ lưỡng và được theo dõi, tiến hành bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn.
2. Có những loại nẹp răng nào?
2.1. Nẹp răng đeo mắc cài kim loại
Đây là một phương pháp niềng răng truyền thống đã tồn tại từ lâu và được nhiều người lựa chọn vì những ưu điểm như chi phí hợp lý, tỷ lệ thành công cao có thể giải quyết được những vấn đề răng mọc lệch phức tạp.
Cơ chế hoạt động của phương pháp này là: bác sĩ sẽ gắn mắc cài và khâu đai vào mặt răng bằng chất liệu dính nha khoa. Sau đó, họ sẽ buộc dây cung và dây thun vào mắc cài. Mặc dù được đánh giá có thể đạt hiệu quả cao nhất nhưng nẹp răng đeo mắc cài kim loại lại có nhược điểm là không đảm bảo tính thẩm mỹ, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến tình trạng hôi miệng, mảng bám trên răng,... khi sử dụng phương pháp này.
2.2. Nẹp răng tự động bằng mắc cài
Về mặt hình thức, phương pháp này tương tự như niềng răng đeo mắc cài kim loại nhưng khác biệt ở chỗ là thay vì sử dụng dây thun buộc, người ta thay bằng nắp trượt tự khóa kim loại. Điều này giúp cho dây cung không bung ra, đảm bảo và chắc chắn hơn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cũng giống như niềng răng bằng mắc cài truyền thống, niềng răng bằng mắc cài tự động cũng có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trong quá trình niềng.
2.3. Niềng răng mặt trong bằng mắc cài
Phương pháp này còn được gọi là niềng răng mặt lưỡi. Khác với 2 phương pháp trước, niềng răng mặt lưỡi được gắn ở mặt trong của răng thay vì ở mặt ngoài. Do đặc điểm niềng ở mặt trong, nên khó phát hiện và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là phương pháp niềng răng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và chi phí thực hiện cũng đắt đỏ hơn rất nhiều.
Các phương pháp niềng răng phổ biến ngày nay
2.4. Nẹp răng mắc cài sứ
Đây là một phương pháp được cải tiến. Về cơ chế hoạt động, nó tương tự như niềng răng mắc cài kim loại nhưng sử dụng mắc cài làm bằng sứ, màu sắc gần giống với màu của răng, giúp tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh vẫn gây ra nhiều bất tiện như niềng răng mắc cài kim loại.
2.5 Nẹp răng trong suốt Invisalign
Là phương pháp niềng răng hiện đại nhất, Invisalign dẫn đầu về việc duy trì tính thẩm mỹ vì không sử dụng dây thun hay mắc cài như niềng răng truyền thống. Người sử dụng sẽ được thiết kế các khay niềng phù hợp với tình trạng răng của mình. Khay niềng có thể tháo rời để vệ sinh và ăn uống. Tuy nhiên, vì yêu cầu công nghệ hiện đại nên niềng răng trong suốt có giá cao nhất trong các phương pháp nẹp răng. Mỗi trường hợp cần thay từ 20 đến 40 khay trong suốt, chi phí dao động từ 85 đến 100 triệu đồng và phải đeo ít nhất 22h/ngày.
3. Trước và sau khi niềng răng cần lưu ý điều gì?
3.1. Trước khi niềng răng
Khi quyết định niềng răng, hãy chọn một cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn. Sau đó, bác sĩ sẽ giúp bạn chọn phương pháp niềng răng phù hợp nhất với tình trạng răng và khả năng tài chính của bạn.
3.2. Sau khi niềng răng
Sau khi đã đeo khí cụ, bạn cần tuân theo hướng dẫn chăm sóc răng miệng của bác sĩ để bảo vệ răng và niềng thành công. Cụ thể:
-
Vệ sinh đúng cách:
-
Chăm sóc răng miệng: khi đeo nẹp răng, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, đặc biệt khi thức ăn và dây cung bám vào. Hãy đánh răng ít nhất 3 lần/ngày và sử dụng tăm nước và chỉ nha khoa trước khi đánh răng để làm sạch các vụn thức ăn trong khoang miệng;
-
Vệ sinh nẹp: đối với niềng răng Invisalign, hàng ngày bạn cần vệ sinh khay nẹp sạch sẽ và tránh để khay vào nước nóng để tránh biến dạng;
-
Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp:
-
Tránh ăn đồ quá cứng hoặc quá dai vì nó có thể gây áp lực lớn cho răng và dễ dịch chuyển. Ưu tiên thực phẩm mềm, luộc, hầm, súp, cháo vì răng vẫn còn yếu;
-
Hạn chế đồ ngọt vì nó dễ bám vào răng và nẹp, gây sâu răng và hỏng men răng.
-
Bỏ thói quen có hại cho răng: sau khi đeo nẹp răng, tránh mút ngón tay, cắn bút, đẩy răng, mút môi vì có thể ảnh hưởng đến kết quả niềng răng;
-
Tuân thủ lịch hẹn khám định kỳ:
-
Tuân thủ tất cả các lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình niềng răng để đạt được kết quả tốt nhất;
-
Đi tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra và siết răng theo quy trình.
Đến tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng niềng thường xuyên nhé