1. Vắc xin và lợi ích của việc tiêm cho trẻ
Vắc xin là một chế phẩm sinh học chứa các kháng nguyên virus đã được làm yếu hoặc bất hoạt. Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể phản ứng với virus đó. Điều này giúp cơ thể nhận biết và tiêu diệt virus nhanh hơn khi nó tấn công.
Việc tiêm phòng vắc xin rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tùy từng loại vắc xin, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể và duy trì trong máu trong thời gian khác nhau, thường là lâu dài. So với nhiều biện pháp bảo vệ khác, tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và tích cực nhất.
Vì vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng cần được tiêm phòng nhiều loại vắc xin để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có nguy cơ lây nhiễm cao đối với sức khỏe. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm đúng thời điểm được khuyến nghị và đủ số mũi tiêm cần thiết.
2. Các loại vắc xin cho trẻ dưới 5 tuổi
Trong 5 năm đầu đời, trẻ sẽ được tiêm hầu hết các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có nguy cơ lây nhiễm cao. Mỗi loại vắc xin có thể cần tiêm lại 2 - 3 lần hoặc thậm chí hàng năm để đảm bảo miễn dịch.
Tùy từng loại vắc xin, trẻ có thể cần tiêm một hoặc nhiều mũi
2.1. Vắc xin phòng viêm gan B
Chuyên gia khuyến cáo rằng, trẻ cần được tiêm mũi đầu tiên của vắc xin phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đến khi trẻ đủ 2 tuổi, cần tiêm đủ 4 mũi vắc xin để đảm bảo có đủ miễn dịch phòng ngừa bệnh.
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với nguy cơ lây nhiễm cao, do đó việc tiêm phòng vắc xin là cực kỳ quan trọng. Trẻ cần phải có miễn dịch từ sớm để chống lại virus gây bệnh, được lây truyền qua máu hoặc dịch tiết cơ thể.
2.2. Vắc xin phòng bệnh lao
Vắc xin phòng bệnh lao BCG nên được tiêm sớm cho trẻ sau khi sinh trong vòng 30 ngày đầu. Tỷ lệ nhiễm lao ở Việt Nam vẫn còn cao, đặc biệt là lao kháng thuốc điều trị khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Do đó, việc tiêm vắc xin này từ thời kỳ sơ sinh được khuyến nghị để trẻ có miễn dịch sớm. Chỉ cần tiêm duy nhất 1 lần vắc xin BCG trong suốt đời là đủ để có miễn dịch đảm bảo khi trưởng thành.
2.3. Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà - bạch hầu - uốn ván - bại liệt - HiB
Đây là vắc xin kết hợp có tác dụng tạo miễn dịch chủ động chống lại nhiều loại bệnh như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh do nhiễm HIB gây ra. Tiêm cho trẻ đủ 4 mũi từ 2 - 48 tháng tuổi, theo lịch tiêm cụ thể như sau:
Vắc xin kết hợp 5 trong 1 cần tiêm đủ 4 mũi để tạo miễn dịch
-
Mũi tiêm đầu tiên: tiêm khi trẻ 6 - 8 tuần tuổi.
-
Hai mũi tiêm tiếp theo: Tiêm sau mũi trước đó 1 tháng.
-
Mũi tiêm thứ 4: Tiêm nhắc lại khi trẻ được 2 tuổi và cách mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng.
Với 4 mũi tiêm vắc xin này, cơ thể trẻ sẽ phát triển miễn dịch cơ bản trong 4 - 5 năm đầu đời, sau đó cần tiêm nhắc lại khi trẻ đạt 4 - 6 tuổi.
2.5. Vắc xin phòng bệnh phế cầu
Vi khuẩn phế cầu có thể gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng như viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm tai giữa... Số mũi tiêm cần thiết cho trẻ là 4 mũi, tiêm vào các tháng 2, 3, 4 mỗi tháng 1 mũi, mũi nhắc lại khi trẻ đạt 12 - 15 tháng tuổi.
2.6. Vắc xin ngừa virus Rota
Virus Rota gây tiêu chảy cấp, một trong những bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể gây tử vong. Virus có thể lây qua tiếp xúc với đồ nhiễm virus hoặc qua đường phân - miệng.
Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm nguy cơ cao nhiễm virus Rota do thiếu ý thức vệ sinh. Do đó, nên tiêm vắc xin Rotateq sớm, uống 3 liều mỗi liều 2 ml, cách nhau 1 tháng, bắt đầu từ 7,5 - 12 tuần tuổi. Trước khi trẻ đủ 8 tháng tuổi nên tiêm đủ 3 liều vắc xin.
Vắc xin phòng cúm cần tiêm hàng năm cho trẻ.
2.8. Vắc xin phòng cúm
Trẻ nhỏ là nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm virus cúm, có nguy cơ biến chứng nặng và tỉ lệ tử vong cao hơn. Cha mẹ nên cho trẻ tiêm vắc xin cúm hàng năm từ 6 tháng tuổi trở lên, giúp trẻ có hệ miễn dịch mạnh mẽ với các chủng virus mới.
Với trẻ từ 6 - 35 tháng tuổi, tiêm hai liều ban đầu cách nhau 1 tháng, sau đó tiêm hàng năm. Trẻ từ 3 - 5 tuổi hoặc lớn hơn cần tăng liều vắc xin cho mỗi lần tiêm.
2.9. Vắc xin phòng bệnh sởi
Vắc xin phòng bệnh sởi cần được tiêm cho trẻ từ dưới 2 tuổi và bao gồm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 6 đến 9 tháng. Mũi tiêm đầu tiên là vắc xin sởi, sau đó là mũi kết hợp với quai bị và Rubella, thường được tiêm khi trẻ 15 hoặc 18 tháng tuổi tùy theo lịch tiêm phòng.
2.10. Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Virus viêm não Nhật Bản có thể xâm nhập vào hệ thần kinh của trẻ, gây ra những tổn thương không thể phục hồi, ảnh hưởng đến trí tuệ và thậm chí dẫn đến tình trạng tàn tật hoặc tử vong. Do đó, tất cả trẻ từ 2 đến 6 tuổi nên được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đúng lịch trình 3 mũi tiêm.
Ngoài các loại vắc xin đã nêu trên, trẻ nhỏ cũng cần tiêm các loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm khác như vắc xin phòng Covid-19 đang được Bộ Y tế khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, vắc xin phòng bệnh thương hàn, vắc xin phòng bệnh thủy đậu,… Lịch tiêm phòng sẽ được thông báo tại các trung tâm tiêm chủng để các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm đầy đủ.
Trẻ em đủ tuổi cần được tiêm vắc xin phòng Covid-19 để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng