1. Nguyên nhân gây chóng mặt là gì?
1.1. Chóng mặt là gì?
Chóng mặt là tình trạng cơ thể cảm thấy lâng lâng, choáng váng, mất thăng bằng, đi lại không bình thường. Một số người còn có cảm giác buồn nôn, nặng hơn có thể ngất xỉu.
Chóng mặt là cảm giác lâng lâng, choáng váng và mất thăng bằng rất khó chịu.
Khi gặp tình trạng này, cơ thể cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Phần lớn các trường hợp chóng mặt sẽ tự khỏi sau khi nghỉ ngơi mà không cần dùng thuốc hay can thiệp y tế.
1.2. Nguyên nhân gây chóng mặt là gì?
Trước khi tìm hiểu nên uống gì khi bị chóng mặt, cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chóng mặt chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Mất nước: Khi không uống đủ nước hoặc thời tiết quá nắng nóng dẫn đến mất nước, cơ thể dễ bị choáng và chóng mặt.
- Phản ứng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là hạ đường huyết, dẫn đến chóng mặt và choáng váng.
- Tụt huyết áp đột ngột: Thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng có thể gây tụt huyết áp, khiến một số người bị xây xẩm, choáng và chóng mặt như muốn ngất.
- Hạ đường huyết: Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự bảo vệ, làm giảm sử dụng năng lượng, dẫn đến triệu chứng chóng mặt.
2. Khi bị chóng mặt nên uống gì?
Khi bị chóng mặt, điều đầu tiên cần làm là cúi người về phía trước, kẹp đầu vào hai đầu gối để máu lưu thông lên não hoặc nằm xuống nghỉ ngơi tại chỗ cho đến khi cảm thấy khỏe hơn, rồi mới từ từ đứng dậy.
Nếu muốn biết nên uống gì khi bị chóng mặt, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
2.1. Uống nước gừng hoặc trà gừng
Gừng có tính ấm, vị cay, giúp cải thiện cảm giác chóng mặt, buồn nôn và làm cơ thể tỉnh táo hơn. Khi bị chóng mặt, bạn có thể pha một cốc trà gừng hoặc uống nước gừng để cảm thấy dễ chịu, làm ấm cơ thể và giảm chóng mặt. Tuy nhiên, cách này không nên dùng cho người bị tiểu đường.
Nước gừng là lựa chọn hàng đầu khi không biết uống gì để giảm chóng mặt.
2.2. Uống nước chanh
Chanh có chứa nhiều vitamin C, là nguồn năng lượng giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Khi chưa biết uống gì khi chóng mặt, bạn có thể pha một cốc nước chanh đường để uống. Hương thơm từ vỏ chanh cũng giúp bạn thư giãn tâm trí và mang lại cảm giác sảng khoái hơn.
2.3. Uống nước mật ong
Mật ong chứa nhiều khoáng chất như canxi, sắt, magie và vitamin, là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể. Uống mật ong có thể giảm chóng mặt và cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.
Vì vậy, thêm một lời khuyên cho vấn đề chóng mặt cần uống gì là pha mật ong vào nước chanh để uống. Thức uống này không chỉ giúp giảm tình trạng choáng váng mà còn mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu.
Nước mật ong có thể cải thiện hiệu quả triệu chứng chóng mặt.
2.4. Uống nước đường
Đường có thể ngăn ngừa mệt mỏi, kiệt sức. Ngoài ra, nước đường cũng được cơ thể hấp thụ nhanh chóng và cung cấp năng lượng nhanh hơn so với các loại nước khác. Do đó, uống nước đường có thể cải thiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt và giúp sức lực được phục hồi nhanh chóng.
2.5. Uống nước lọc
Nước chiếm 83% thành phần của máu, do đó, thiếu nước có thể gây chóng mặt và đau đầu. Vì vậy, khi bị chóng mặt, cần bổ sung nước để cơ thể không bị mất nước.
Việc uống nhiều nước khi bị chóng mặt giúp cơ thể duy trì sự cân bằng dịch, cải thiện tuần hoàn máu. Để phòng tránh chóng mặt do thiếu nước, cơ thể cần được cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Khi bị chóng mặt kéo dài, cần phải khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị phù hợp.
2.6. Lưu ý
Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ là biện pháp tạm thời. Chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy điều trị chóng mặt theo nguyên nhân sẽ hiệu quả hơn. Các trường hợp sau đây cần phải đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Chóng mặt kèm đau đầu dữ dội.
- Chóng mặt kèm hiện tượng nhìn đôi.
- Chóng mặt kèm theo hoa mắt và sốt.
- Chóng mặt kèm nôn ói không kiểm soát được.
- Chóng mặt kèm yếu liệt cánh tay hoặc mất cảm giác ở mặt.
- Chóng mặt hoa mắt kèm rối loạn cảm giác.
- Chóng mặt kèm đau ngực.
- Chóng mặt hoa mắt kéo dài hơn 30 phút ở người già trên 60 tuổi, đặc biệt nếu có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, và bệnh tim mạch.
- Có tiền sử chấn thương đầu.
- Trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai.
Để ngăn ngừa chóng mặt, hãy tránh căng thẳng, mệt mỏi, và tăng cường nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Tập thể dục nhẹ nhàng cũng có thể giúp cải thiện lưu thông máu và phòng ngừa chóng mặt.
Nếu đã thử các biện pháp tại nhà mà không thấy hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được điều trị đúng cách.