Thiên | |||
Ký tự kim văn cho chữ thiên. | |||
Tiếng Trung | 天 | ||
---|---|---|---|
Nghĩa đen | trời | ||
|
Bài viết này có chứa ký tự Trung Hoa. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì các chữ Trung Quốc. |
Thiên (Hán tự: 天), có nghĩa là 'Trời', là một trong những từ cổ xưa nhất của Trung Quốc và là khái niệm quan trọng trong thần thoại, triết học, và tôn giáo Trung Hoa. Trong thời kỳ nhà Thương (thế kỷ 17-11 TCN), người Trung Quốc gọi vị thần tối cao của mình là Thượng Đế (上帝) hoặc Đế; đến thời nhà Chu, khái niệm Thiên (Trời) bắt đầu được dùng đồng nghĩa với từ Thượng Đế. Trước thế kỷ 20, việc thờ cúng Trời từng là quốc giáo của Trung Quốc.
Trong Đạo giáo và Nho giáo, thiên thường được đặt cạnh khái niệm địa (地 'đất'). Hai khái niệm này đại diện cho thuyết nhị nguyên trong Đạo giáo, và được coi là hai phần của Tam Giới (三界) với giới ở giữa là nhân (人 'người'). Thiên thường chỉ các nơi trên cao như thiên đường, thiên cung trong các tôn giáo như công giáo, liên quan đến các nhân vật như thiên thần, thiên sứ, thiên binh...
Trong Cao Đài, có các khái niệm như Thiên đạo và Thiên nhãn.
Ngoài ra, Thiên còn xuất hiện trong các từ như Thiên thời, Thiên văn, Thiên cổ, Thiên kim, Thiên sử, Thiên thư, Thiên hạ, Thiên luật (Thiên điều), Thiên điểu, Thiên Hà, Thiên Thể, Thiên Long.
Thần thoại Trung Quốc |
---|