Mọi người luôn mơ ước về một cuộc sống hoàn hảo:
Từ việc tốt nghiệp ở tuổi 23 -> kết hôn ở tuổi 28 -> mua nhà ở tuổi 30 -> mua ô tô ở tuổi 35 -> và dành thời gian tiết kiệm từ tuổi 40 đến 55 để chuẩn bị cho tuổi già.
Liệu đó có phải là một con đường lý tưởng, một cuộc sống thịnh vượng không? Chúng ta cần phải làm gì để vượt qua từng giai đoạn này?
Trước khi trả lời câu hỏi, chúng ta nên suy nghĩ kỹ về việc NHÀ và Ô TÔ có phải là tài sản hay là tiêu sản, việc sở hữu chúng có thực sự làm cho chúng ta giàu có hay không.
– Theo tôi, việc mua nhà và xe không phải là sai lầm, nhưng thường thì chúng ta sử dụng chúng không đúng mục đích khi còn dưới 35 tuổi.
– Hầu hết chúng ta tốt nghiệp ở tuổi 23, và những người có kế hoạch tài chính từ sớm sẽ có tỷ đồng đầu tiên ở tuổi 30, còn những người khác sẽ chỉ có khoảng 600-700 triệu (tính tự kiếm) vào tuổi 30 và thường phải vay thêm 1 tỷ để mua nhà. Sau khi trả nợ nhà vào khoảng 34 tuổi, chúng ta lại vay tiếp để mua một chiếc ô tô trị giá 600-700 triệu.
– Khi đến tuổi 40, nếu nhìn lại quãng thời gian vừa qua, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng, chỉ có một căn nhà và một chiếc xe ô tô ở tuổi 40 không đảm bảo một tài sản đủ lớn. Túi tiền cũng trống rỗng, việc nghỉ dưỡng cũng trở nên khó khăn, và khi không còn làm việc, không có gì để nuôi sống gia đình. Hơn nữa, hàng năm phải chi phí cho việc bảo dưỡng nhà cửa, sửa chữa xe, nhiên liệu, và các chi phí khác hàng tỷ đồng. Rõ ràng, việc mua nhà và ô tô ở giai đoạn này thực sự là việc lãng phí, làm cho chúng ta trở nên nghèo nàn hơn. Hãy suy nghĩ, bạn đã cố gắng làm việc suốt 17 năm nhưng vẫn phải đấu tranh mỗi ngày để kiếm miếng cơm. Có đáng không?
Để thoát khỏi tình cảnh này, chìa khóa quan trọng nằm ở việc không mua tiêu sản nữa, mà thay vào đó phải mua tài sản, những thứ tạo ra thu nhập cho chúng ta thì mới nên đầu tư. Sau khi đạt mức 1 tỷ đồng (tự chủ tài chính), chúng ta mới nên sử dụng phần tiền vượt quá 1 tỷ này để mua nhà và mua xe.
Theo quan điểm của tôi, tôi đã đề ra một số mục tiêu chính cho từng giai đoạn của cuộc đời như sau:
1. Mục tiêu chính trong giai đoạn từ 23 đến 30 tuổi: (Cách kiếm được 1 tỷ đầu tiên và quản lý rủi ro của các khoản đầu tư đã được hướng dẫn trên trang Facebook của tôi)
– Tích luỹ: Trong giai đoạn này, việc tích luỹ là quan trọng nhất, chúng ta cần tập trung vào việc tăng thu nhập bằng cách làm nhiều công việc đồng thời, chỉ làm những công việc mang lại thu nhập và tích luỹ càng nhiều càng tốt.
– Tạo ra nguồn thu nhập thụ động: Trong quá trình tích luỹ tiền, chúng ta cần phải tìm cách tạo ra nguồn thu nhập thụ động (không cần phải làm việc nhiều mà vẫn có tiền đều đặn mỗi tháng). Một cách hiểu đơn giản hơn là đầu tư vào các tài sản (mua những thứ khi bán lại sẽ thu được số tiền lớn hơn), ở Việt Nam, chúng ta có nhiều kênh đầu tư như: Chứng khoán dài hạn (15%-25%), Bất động sản (10%-25%), kinh doanh cho thuê như xây dựng nhà trọ và cho thuê (5%), vàng (10%), Chứng chỉ quỹ (15%), Trái phiếu (7%)
– Tránh việc mua nhà để ở, thay vào đó, ưu tiên việc thuê nhà: Điều phân biệt giữa người giàu và người nghèo là người giàu sở hữu nhiều tài sản hơn là tiêu sản, còn người nghèo lại ngược lại. Thay vì dùng tiền tích lũy cho đến khi 30 tuổi để mua một căn nhà (một loại tiêu sản) khiến cho cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn, lựa chọn tốt hơn sẽ là thuê nhà và sử dụng toàn bộ tiền để đầu tư vào cổ phiếu và bất động sản.
2. Giai đoạn từ 30 đến 35 tuổi: Trong giai đoạn này, tài chính của chúng ta thường sẽ đạt từ 1 đến 10 tỷ đồng:
– Mua nhà phải phù hợp với nhu cầu cụ thể và chỉ mua những căn nhà cần thiết cho việc sinh hoạt hàng ngày, toàn bộ tiền còn lại sẽ tiếp tục được đầu tư để đạt đến mục tiêu Tự do tài chính (mức 10 tỷ đồng)
- Đảm bảo cân bằng giữa tài sản và tiêu sản: Khi đã có tài sản khá lớn, chúng ta có thể thưởng thức cuộc sống một cách tự do hơn, mua sắm nhiều hơn và đầu tư vào tài sản. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc, nếu có 100 đồng tiết kiệm, chỉ nên sử dụng tối đa 25 đồng cho tiêu sản, 75 đồng còn lại sẽ tiếp tục đầu tư để đạt được mục tiêu tự do tài chính. Khi đã có 10 tỷ đồng, mỗi năm có thể thu được khoảng 1,5 tỷ đồng lãi, lúc này, bạn có thể thoải mái mua sắm, đầu tư vào bất động sản mà không phải lo lắng về lãi vay, tình trạng kẹt tiền, hoặc thiếu gạo ăn. Bạn sẽ thực sự cảm nhận được ý nghĩa của tự do.
3. Giai đoạn sau tuổi 35:
– Dù em vẫn còn trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm ở giai đoạn này, nhưng em nghĩ rằng sẽ mua 4 mảnh đất và có 4 người vợ. Mỗi người vợ tượng trưng cho một mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông, và mỗi mùa, em sẽ cho vợ đi công tác một lần. Mong rằng mọi người sẽ hạnh phúc và thịnh vượng với tài sản 10 tỷ đồng. Hehe
Quan điểm và kinh nghiệm thực tế từ em
– Em nay đã 26 tuổi, toàn bộ tiền tiết kiệm của em trong giai đoạn tích luỹ đều đầu tư vào Chứng khoán và một ít vàng, và hiện đang tìm mua một mảnh đất để phân tán rủi ro và tận dụng cơ hội tài chính. Em đã bắt đầu thực hiện kế hoạch tài chính từ rất sớm và tuân theo những nguyên tắc mà em chia sẻ ở trên. Hiện tại, em rất khao khát được sở hữu một căn nhà để ở, để kết hôn, để được xã hội ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ kỹ lại, em cảm thấy như lời của Shark Hưng, trẻ tuổi mua nhà để ở sớm không phải là quyết định thông minh. Em biết rõ rằng việc mua nhà ở sớm không phải là quyết định thông minh, nhưng vẫn rất muốn. Tuy nhiên, hành động của em sẽ không đi theo hướng đó, em vẫn quyết định mua đất để đầu tư và tiếp tục ở nhà của bố mẹ.
Các tiêu chí em đề ra cho thương vụ đầu tiên:
– Phải có pháp lý rõ ràng một chút
– Đất có thể dùng để trồng cây hoặc để ở đều được
– Trả lời 2 câu hỏi quan trọng trước khi quyết định mua: Liệu có dân đang ở trong khu vực này hay không? Nếu có, thì trong thời gian bao lâu họ sẽ chuyển đến ở?
– Tài chính dưới mức 1,5 tỷ đồng
Bài viết này nhằm mục đích đem đến một góc nhìn mới về cách chọn lựa các khoản chi tiêu lớn trong cuộc sống để hướng tới một cuộc sống thịnh vượng hơn. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị đã đọc và mong nhận được sự góp ý từ mọi người để cải thiện kỹ năng tư duy tài chính và hành động của mình.
Nguồn: Ryan Nguyễn
Tác giả: Luân Lê