Lời nói của đứa con trai 9 tuổi của tôi trước kì thi Mid Term, khiến tôi suy ngẫm nhiều.
Sau khi con được điểm 5 môn Toán vài tháng trước, chúng tôi đã thảo luận và đồng ý rằng con nên cố gắng ít nhất đạt 7,5 điểm cho mỗi bài kiểm tra. Lí do của tôi lúc đó là, mẹ đã chi tiêu khá nhiều tiền cho việc học của con, vì vậy con cũng nên cố gắng hết sức.
Sức ép từ phía phụ huynh
Ai cũng từng là học sinh, đã từng phải cố gắng để học tập. Tôi nghĩ cha mẹ của chúng ta cũng đã trải qua điều đó. Bà ngoại thường xuyên gọi điện hỏi tại sao tôi không dành nhiều thời gian hơn để giảng dạy con học.
Điểm cao không phải là lý do chính tôi kỳ vọng vào con. Sau những ngày làm việc, khi nhìn vào hoá đơn tiền học cao ngất ngưởng, tôi tự hỏi liệu áp lực thực sự của mình có phải chỉ là về tiền bạc và công sức dành cho con không? Nếu tôi chi tiêu ít tiền hơn vào việc học, vào con cái, nếu tôi nuôi con nhẹ nhàng và ít gian khổ hơn, liệu tôi có cảm thấy tức giận nếu con mắc điểm thấp không?
Trên một trang web tư vấn cho cha mẹ, người ta nói rằng có ba loại áp lực chính:
Khi chính bố mẹ không hài lòng với cuộc sống hiện tại của họ, những ước mơ và mong muốn của họ vẫn còn dang dở và chưa thực hiện được. Nhưng ước mơ của họ không bao giờ hoặc ít khi trùng với ước mơ của con!
Bản thân cha mẹ là những người có thành tích học tập tốt: Điều này khiến họ đặt ra yêu cầu rằng: “Con tôi học đương nhiên phải giỏi, cũng phải đạt thành tích cao như tôi ngày xưa. Con tôi có gen di truyền tốt nên chắc chắn phải học giỏi, nếu không, có lẽ là do con lười biếng không chịu cố gắng.”
Bản thân cha mẹ phải đối mặt với áp lực và rủi ro từ bên ngoài, do đó họ lại quay về kỳ vọng vào con. Điều này rõ nhất thể hiện qua những lời hỏi han thường xuyên từ người ngoài hoặc trong gia đình về việc học của con, chẳng hạn như hỏi con học ở trường nào, học giỏi không, xếp hạng thế nào… hoặc so sánh con với bạn hàng xóm hoặc anh chị em họ.
Ban đầu có thể họ không có kỳ vọng vào con, nhưng do ảnh hưởng của những lời hỏi han, họ lại đặt ra những kỳ vọng cao hơn vào con cái và khó chấp nhận khi con không đạt được những kỳ vọng đó.
Điểm số ở đây không chỉ là về thành tích học tập của con cái, mà còn là đánh giá về vai trò làm cha mẹ của chúng ta!