Cảm xúc của con người luôn là một đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu tâm lý. Chúng ta từ khi sinh ra cho đến khi qua đời đều trải qua một loạt cảm xúc như niềm vui, tức giận, tình yêu, thất vọng,... Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng để thể hiện một cảm xúc, chúng ta phải chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả lời nói. Như chúng ta đã biết, một lời nói có thể đưa một người lên 'đỉnh cao hạnh phúc' và cũng có thể đẩy họ xuống 'địa ngục'. Rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra chỉ vì một câu nói vô tình. Nhưng có lẽ, phần lớn công chúng vẫn chưa nhận thức được sức mạnh của những từ ngữ mà họ thốt ra hàng ngày. Điều này dẫn đến hiện tượng bạo lực lời nói.
Theo Tạp chí Tâm lý học, “bạo lực bằng lời nói” hay còn gọi là Lạm Dụng Lời Nói là một hình thức bạo hành tinh thần sử dụng lời nói, ngôn từ kích động hoặc lợi dụng sự im lặng để tấn công, tra tấn đối phương. Các hành vi được coi là bạo lực lời nói khi cố ý tiết lộ thông tin cá nhân, thông tin bí mật của người khác. Đồng thời, nạn nhân thường bị đổ lỗi cho những việc không mong muốn, bị phản đối ý kiến, góc nhìn bằng những lời lẽ khinh miệt, xúc phạm, hạ nhục,...
Trong nhiều nghiên cứu tâm lý học, bạo lực bằng lời nói thường được xem là một phần của “bạo lực tinh thần”. Điều này ám chỉ việc sử dụng sự im lặng đáng sợ để ảnh hưởng đến nạn nhân thay vì tấn công trực tiếp bằng lời lẽ tức giận. Thỉnh thoảng, nạn nhân còn bị cô lập, bị bỏ rơi, bị coi thường hoặc bị nhìn chằm chằm, đâm mắt vào,... Nặng hơn, họ có thể bị bắt nạt và bị tra tấn. Tất cả điều này làm mất đi sự riêng tư, cảm giác thoải mái mà họ đã có, và dần dần tác động nặng nề đến tâm trí và cơ thể của họ.Tại thời điểm hiện tại, không khó để chúng ta bắt gặp các bài báo, bài viết với tựa đề như: “Học sinh tự tử vì bị mẹ mắng”, “Giáo viên chỉ trích vóc dáng của học sinh trước cả lớp”,... Điều này cho thấy rằng bạo lực học đường hiện nay không chỉ là việc đánh đập, 'xô xát' mà còn nâng cao lên thành hành vi lạm dụng từ ngữ. Và tình trạng này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.Nguy hiểm hơn nữa, trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành, bạo lực bằng lời nói đang trở thành 'số hóa' thành bạo lực mạng. Thay vì phải nói trực tiếp, ngày nay chỉ cần một câu bình luận cũng có thể đẩy nạn nhân vào tình thế khó khăn mà không cần phải tiết lộ danh tính người đăng. Từ thông tin trên trang chủ, UNICEF công bố có hơn 1/3 thanh niên ở 30 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới thừa nhận rằng họ là nạn nhân của bạo lực mạng. Họ bị bắt nạt bởi những lời bình luận khiếm nhã, những lời nói xúc phạm đến ngoại hình, giới tính, tôn giáo của họ. Đặc biệt, trong cuộc khảo sát đó có 21% thanh niên Việt Nam và hầu hết cho rằng không biết bất cứ đường dây nóng nào để liên lạc khi gặp phải bạo lực.
Bạo lực bằng lời nói tuy có vẻ như chỉ là hành động bộc phát nhưng hậu quả kéo theo sau đó là không thể đo lường. Từng câu từng chữ có thể đẩy nạn nhân vào tình thế bị cô lập, dần dà khiến họ luôn trong trạng thái bị đe dọa, căng thẳng dẫn đến trầm cảm và cuối cùng là tự tử. Đó là chưa kể nạn nhân có thể bị bệnh tâm thần hoặc dần sa đọa vào các tệ nạn để trả thù những kẻ đã đẩy họ vào tình cảnh đó.
Tác nhân dẫn đến bạo lực bằng lời nói không đếm xuể. Chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực bằng lời nói chỉ xảy ra trong môi trường học đường và môi trường trên mạng. Nhưng không, bạo lực bằng lời nói còn bắt nguồn từ chính trong gia đình nạn nhân. Cha mẹ không quan tâm đến con cái, hoặc dùng lời áp bức, mắng nhiệt con em. Hoặc cũng có thể anh, chị, em coi nhẹ, cô lập nạn nhân, xem họ như “không khí”. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần giải quyết từ bên trong “gốc rễ” của nó – từ trong chính gia đình trước.
Trong việc nuôi dạy con cái, phụ huynh cần hiểu rằng internet đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tâm lý để hỗ trợ con em phát triển và tránh sai lầm trong việc giáo dục trẻ. Gia đình là nơi quan trọng nhất cho trẻ, và việc xây dựng một môi trường an toàn và ấm áp ở nhà sẽ giúp con em tự tin hơn khi đối mặt với thách thức từ xã hội.
Trong lĩnh vực giáo dục, việc lựa chọn hệ thống giáo dục tiên tiến và các giáo viên có năng lực cao là rất quan trọng. Cần phải thúc đẩy việc cập nhật kiến thức và tư duy của các giáo viên, cũng như tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình học sinh để giải quyết các vấn đề kịp thời. Tư vấn tâm lý cũng là một phần không thể thiếu để hỗ trợ học sinh trong việc đối mặt với bạo lực bằng lời nói.
Xã hội cần có các biện pháp cụ thể để chống lại bạo lực mạng và bạo lực từ lời nói. Việc thực thi các chính sách bảo vệ trẻ em và quảng bá các số điện thoại đường dây nóng là rất quan trọng. Đồng thời, cần tăng cường tiêu chuẩn đạo đức trong việc cung cấp dịch vụ mạng xã hội để giảm thiểu tình trạng này.
Bạo lực từ lời nói có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho con em chúng ta. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ vấn đề và có biện pháp xử lý phù hợp, chúng ta có thể bảo vệ con em khỏi những ảnh hưởng tiêu cực này.
Tác Giả: Nguyễn Lê Bảo Trân