Chỉ cần Trái Đất quay nhanh hơn 1,6 km/h cũng đã khiến mọi thứ trên hành tinh này bị xáo trộn.
Một chiếc máy bay chở khách thông thường bay với tốc độ khoảng 885-925 km/h. Một trong những máy bay phản lực nhanh nhất thế giới, Lockheed SR-71 Blackbird, có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 3.379 km/h. NASA/USAF X-15, hay North American X-15, là máy bay phản lực có người lái nhanh nhất thế giới với tốc độ khoảng 7.274 km/h.
Bạn có ngạc nhiên khi biết rằng Trái Đất xoay chỉ với một nửa hoặc 1/4 tốc độ của những máy bay phản lực nhanh nhất thế giới không? Theo Scientific American, bề mặt của hành tinh chúng ta, tại đường xích đạo, đang quay với tốc độ chỉ 1.609 km/h. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, Trái Đất đã quay nhanh hơn một chút, đủ để rút ngắn 24 giờ trong một ngày của chúng ta vào ngày 29 tháng 6 xuống 1,59 mili giây.
Tại sao một khoảng thời gian ngắn đó lại đáng để quan tâm? Theo một báo cáo khoa học, nếu tốc độ quay của Trái Đất tăng thêm 1km/h, sẽ có những tác động đáng kể trên toàn cầu. Trong một cuộc phỏng vấn với Popular Science, nhà phân tích hệ thống thông tin địa lý Witold Fraczek cho biết tốc độ quay của Trái Đất tăng một chút cũng có thể gây ra mất liên lạc vệ tinh và sóng TV, cũng như làm tăng mực nước biển ở xích đạo vài mét do nước rút từ các cực.
Lũ lụt đang tăng lên đáng kể.
Nếu Trái Đất quay nhanh hơn 1km/h, thì ngày của chúng ta sẽ ngắn đi khoảng 90 giây, không có ảnh hưởng gì đến nhịp sinh học. Nhưng nếu hành tinh quay nhanh hơn 160 km/h, thì ngày sẽ ngắn còn 22 giờ, có thể làm gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên của con người, động vật và thực vật.
Fraczek cũng cho biết, với tốc độ đó, chúng ta có thể nói lời tạm biệt với miền bắc của nước Úc, lưu vực sống Amazon và nhiều hòn đảo xích đạo. Ở những khu vực đó, đại dương có thể dâng lên tới 20m so với mặt đất khi nước từ các biển và đại dương ở phía bắc và phía nam được kéo vào giữa Trái Đất.
Nếu tăng tốc độ quay của Trái Đất lên 3.200 km/giờ, chúng ta đã tăng gấp đôi tốc độ tự nhiên của hành tinh. Toàn bộ khu vực xích đạo đã bị nuốt chửng ngoại trừ những đỉnh núi cao nhất như Kilimanjaro và Andes. Mực nước ở Bắc Băng Dương sẽ giảm mạnh và khu vực xích đạo sẽ có mây và mưa liên tục, với lực hấp dẫn ít hơn để giữ nước.
Khi Trái Đất tăng tốc độ quay lên 17 lần, điều gì sẽ xảy ra?
Khi Trái Đất quay, lực ly tâm kéo trên bề mặt hành tinh. Nếu lực kéo đó đủ mạnh, nhà cửa, ô tô và mọi thứ kể cả bạn sẽ bị ném ra không gian. Tuy nhiên, lực hấp dẫn mạnh hơn lực đó vẫn giữ cho mọi thứ chạm mặt đất. Nếu Trái Đất tăng tốc độ quay, mọi thứ sẽ ngày càng nhẹ đi, bắt đầu từ xích đạo và hướng về các cực, khi lực hấp dẫn tăng lên được khắc phục bằng cách tăng lực ly tâm.
Khi Trái Đất quay ở vận tốc hơn 27.300 km/h, lực ly tâm ở xích đạo sẽ bằng với lực hấp dẫn, có thể gây ra hiện tượng mưa ngược, nghĩa là nước từ dưới sẽ bay lên bầu khí quyển. Tất nhiên, chưa chắc chúng ta đã sống để nhìn thấy hiện tượng này.
Nếu đặt tốc độ quay của Trái Đất lên 38.624 km/h trong hàng nghìn năm, lớp vỏ Trái Đất sẽ dịch chuyển, phẳng hơn ở 2 cực và phình ra quanh đường xích đạo khiến các trận động đất trở nên mạnh hơn.
Theo các nhà khoa học, vận tốc Trái Đất luôn thay đổi. Động đất, sóng thần và băng tan đều ảnh hưởng đến vận tốc của Trái Đất ở mức độ nhỏ.
Vận tốc quay của Trái Đất cũng biến đổi theo thời gian. Khoảng 4,4 tỷ năm trước, nhiều giả thuyết cho rằng Mặt Trăng hình thành từ các mảnh vỡ tạo ra sau khi va chạm với Trái Đất. Lúc đó, Trái Đất có hình dạng như một quả bóng dẹt, quay rất nhanh đến nỗi một ngày chỉ kéo dài 4 giờ.
Sau khi Mặt Trăng hình thành, vận tốc quay của Trái Đất dần chậm lại khoảng 6,1 km/h sau mỗi 10 triệu năm, do ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ Mặt Trăng.