Nghệ thuật gấp giấy (tiếng Nhật: 折り紙, phát âm tiếng Nhật: [oɾiɡami] hay [oɾiꜜɡami]) là một hình thức nghệ thuật gấp giấy có nguồn gốc từ Nhật Bản. Từ origami trong tiếng Nhật được ghép từ hai từ: ori nghĩa là gấp và kami
Lịch sử
Kỹ thuật gấp giấy đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ 1 hoặc 2 ở Trung Hoa và sau đó du nhập vào Nhật Bản vào thế kỷ 6, nơi nó dần trở thành một nghệ thuật đặc sắc của xứ sở hoa anh đào. Origami truyền thống Nhật Bản đôi khi được sử dụng trong các nghi lễ, chẳng hạn như noshi (triều đại Muromachi 1392–1573).
Các kiểu mẫu origami
Mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy mà chúng ta thường thấy, nhưng cũng có thể phức tạp đến mức tạo ra hình rồng, phượng hoàng, hay tháp Eiffel. Các mẫu phức tạp thường dùng giấy mỏng hoặc kim loại để giảm độ dày của sản phẩm. Origami hiện đại có nhiều biến tấu, với các mẫu thường được gấp khi ướt hoặc sử dụng các vật liệu ngoài giấy và kim loại. Người Nhật coi origami như một phần văn hóa và truyền thống quốc gia hơn là chỉ đơn thuần là một nghệ thuật.
Một trong những mẫu origami nổi tiếng nhất là hình con hạc. Trong văn hóa Nhật Bản, con hạc là biểu tượng của sự may mắn. Theo truyền thuyết, ai gấp được 1000 con hạc giấy sẽ biến điều ước thành sự thật. Sau câu chuyện của bé gái Nhật Sasaki Sadako vào năm 1955, hình hạc giấy đã trở thành biểu tượng của hòa bình.
Hướng dẫn cơ bản
Hầu hết các mẫu gấp phức tạp đều có thể được phân tách thành các bước đơn giản theo lý thuyết hình cây. Ví dụ, để gấp một con mèo, đầu, thân và đuôi sẽ tạo thành một đường thẳng giống như thân cây, trong khi bốn chân tạo thành bốn nhánh giống như cành cây. Việc áp dụng các nguyên lý hình học topo để tạo hình chiếu và xác định các góc giấy như chân, đầu... ngày nay có nhiều tài liệu hướng dẫn origami, và máy tính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các mẫu mới.
Hiện nay, vẫn có nhiều người đam mê origami, nhưng việc theo đuổi và học cách gấp hoặc sáng tạo các mẫu mới không phải ai cũng làm được, vì nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự cẩn thận trong từng bước gấp. Hơn nữa, số lượng bước gấp tỷ lệ thuận với độ phức tạp của mẫu; một mẫu đơn giản như con bướm có thể yêu cầu khoảng 100 bước. Ở Việt Nam, có nhiều nhóm yêu thích origami hoạt động cả trực tuyến và trực tiếp, chia sẻ thông tin và các sáng tác mới.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Origami là một nghệ thuật tỉ mỉ và nhẹ nhàng. Nó đã được chứng minh có tác dụng làm giảm căng thẳng, chữa mất ngủ và giảm stress. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã sử dụng origami như một liệu pháp hữu ích cho cả thể chất và tinh thần. Bác sĩ Ronald S. Levy, tại Hội Thảo Quốc tế lần thứ hai về origami trong giáo dục và trị liệu, đã khuyến khích sử dụng origami để phục hồi chức năng và trị liệu tay. Đối với nhiều người, origami là một hình thức giải trí tuyệt vời, đặc biệt khi sáng tạo một mẫu mới: tự do sáng tạo và tìm kiếm điều mới mẻ, mang dấu ấn cá nhân. Cảm giác hoàn thành một mẫu khó hoặc sáng tạo một mẫu đẹp là rất vui thích.
Origami và toán học
Việc tạo ra các mẫu origami mới liên quan chặt chẽ đến các nguyên tắc hình học. Các nghệ nhân origami không tạo ra những mẫu phức tạp một cách ngẫu nhiên. Họ theo phương châm: 'bạn nhìn thấy điều gì, tôi có thể tưởng tượng; bạn tưởng tượng điều gì, tôi có thể gấp'. Một số quốc gia đã đưa origami vào chương trình học, bắt đầu từ mẫu giáo. Việc gấp giấy giúp trẻ phát triển nhận thức về hình học, bao gồm cả hình học trừu tượng như nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình lục giác, tia phân giác, đoạn thẳng, các đường nét, hình không gian và các khối 3 chiều.