Chúng ta đang sống trong thời đại của thông tin. Khi mà quảng cáo và tin tức tràn lan trên mạng, không có sự kiểm soát. Bạn có thừa nhận rằng bạn ít nhiều chịu ảnh hưởng từ nguồn thông tin mà bạn tiếp nhận mỗi ngày: Áp lực đồng trang lứa hay sự thèm khát được công nhận. Suy cho cùng những gì chúng ta thấy trên mạng xã hội chưa hẳn là sự thật, người ta chỉ cho mình thấy cái mà người ta thực sự muốn mình thấy. Vậy có thể làm gì bây giờ? Chúng ta không thể kiểm soát thông tin nhưng có thể kiểm soát cách mình chọn lọc và tiếp nhận những thông tin đó. Sau đây là những cách mình áp dụng và gợi ý đến bạn để chọn lọc thông tin hữu ích hơn.
1. Xác định Mục Tiêu
Trước khi bắt đầu đọc hoặc xem một nguồn thông tin, cần xác định mục tiêu của bạn. Bạn đang cố gắng tìm hiểu điều gì hoặc đạt được từ thông tin này? Điều này giúp bạn tập trung vào thông tin quan trọng và loại bỏ thông tin không liên quan.
2. Thiết lập Giới Hạn Thời Gian
Mỗi ngày chỉ nên dành ra một khung giờ cố định với thời gian nhất định để lướt newsfeed. Hạn chế thời gian của bạn cho việc tiêu thụ thông tin trên mạng xã hội hoặc trang web tin tức. Điều này giúp bạn tránh mất quá nhiều thời gian vào thông tin không cần thiết. Tránh sử dụng điện thoại khi khi bạn vừa mới thức dậy hoặc trước khi đi ngủ, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của bạn rất nhiều.
3. Theo Dõi và Đăng Ký Những Kênh Chất Lượng, Có Ích
Thay vì cố gắng tiêu thụ càng nhiều thông tin càng tốt, hãy tập trung vào việc tiêu thụ thông tin chất lượng và có giá trị. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tận dụng tối đa thông tin bạn học được. Hạn chế tiếp nhận những thông tin tiêu cực.
5. Luôn Đặt Câu Hỏi và Phân Tích
Luôn tự đặt câu hỏi khi tiêu thụ thông tin với nguyên tắc 5W-1H lâu nay. Cụ thể:
- What- Cái Gì: Bạn sẽ tự hỏi về nội dung chính của thông tin đó là gì.
- Who- Ai: Bạn sẽ tự hỏi nguồn thông tin này liên quan đến ai. Ai thực hiện sự việc.
- When- Khi Nào: Thời Điểm Xảy Ra Sự Kiện Hoặc Thông Tin.
- Where- Ở Đâu: Bạn sẽ xác định nơi diễn ra sự việc và thông tin đó xuất phát từ nguồn nào.
- Why- Tại Sao: Tại Sao Sự Việc Lại Xảy Ra và Tại Sao Nó Quan Trọng?
- How- Thế Nào: Câu Hỏi Này Tập Trung vào Cách Thức Sự Việc Diễn Ra, Hoặc Cách Thông Tin Đó Được Xây Dựng và Truyền Tải. Bạn Sẽ Tìm Hiểu về Quy Trình Thông Tin Được Truyền Tải và Làm Sao Họ Biết Được Thông Tin Đó.
- Và “Có Nguồn Thông Tin Nào Khác Xác Nhận Hay Bác Bỏ Điều Này Không?” để Đánh Giá Tính Xác Thực Của Thông Tin. Luôn Cân Nhắc Thông Tin từ Nhiều Góc Độ.
Việc áp dụng nguyên lý “5W-1H” giúp bạn hiểu rõ hơn về thông tin, giúp đánh giá tính chính xác và đưa ra nhận định khách quan hơn về một thông tin hoặc tài liệu cụ thể.