Có rất nhiều cách tiếp cận khi tự học hay phát triển bản thân, nhưng tại sao lại chú trọng vào việc phân tích và tổng hợp tư duy?
Bạn có từng cảm thấy bối rối khi cùng nhau đối mặt với một vấn đề hay một tình huống trong dự án với đồng đội, nhưng một số người có thể nắm bắt và đưa ra giải pháp rất nhanh, trong khi bạn vẫn còn đang tìm hiểu đề bài?
Hoặc một ví dụ rõ ràng hơn là trong nấu ăn, khi mọi người sử dụng cùng một công thức làm bánh, cùng với những nguyên liệu thông thường và theo các bước rõ ràng, nhưng lại có người thành công hơn, người thất bại hơn.
Việc kết luận rằng chỉ do 'khả năng kém' là quá chung chung và không giải thích được vấn đề. Đối với tôi, sự khác biệt chủ yếu nằm ở chất lượng của suy nghĩ, nghĩa là khả năng có được những ý tưởng chính xác trước khi tìm kiếm cách giải quyết.
Khi nói về tư duy, bạn đã nghe nhiều về các loại như tư duy phát triển, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện. Tuy nhiên, khi nói riêng về tự học, tôi muốn đề cập đến một loại tư duy giúp tiêu hóa kiến thức và biến chúng thành nguồn lực để phát triển năng lực mong muốn, đó chính là tư duy phân tích - tổng hợp.
Tư Duy Phân Tích - Tổng Hợp Là Gì?
Như cái tên của nó, tư duy này bao gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên là phân tích. Đây là quá trình chia nhỏ thông tin thành các phần nhỏ hơn, càng chi tiết càng tốt, và loại bỏ các yếu tố không cần thiết. Mục tiêu là hiểu cách các phần này liên kết với nhau như thế nào và hoạt động như thế nào.
Bước tiếp theo là kết luận. Khi đã nhận thức được sự cần thiết của các yếu tố và cách chúng tương tác với nhau, người học có thể rút ra các nguyên tắc, quy luật cơ bản của kiến thức, từ đó có thể áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Các nguyên tắc này có thể được hình thành dựa trên việc xác định các yếu tố: must - cần có, should - nên có, could - nếu có thì tốt.
Hãy cùng xem qua một số ví dụ để hiểu rõ hơn nhé.
Làm thế nào để áp dụng tư duy này?
Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trước một hộp đựng các khối Lego đủ loại.
Đầu tiên, bạn sẽ sắp xếp các khối Lego ra trước mặt và phân loại chúng theo kích thước, hình dạng và màu sắc. Từ đó, bạn sẽ xác định chức năng cụ thể của từng khối. Ví dụ, các khối vuông có thể sử dụng làm nền, các khối dài hơn thì phù hợp cho trụ, và một số khối đặc biệt như có bánh xe thì có thể dùng cho các phương tiện.
Sau đó, bạn thử lắp ráp các khối theo nhiều cách khác nhau để kiểm tra chúng có thể kết nối như thế nào, từ đó đúc kết ra các quy tắc cơ bản. Ví dụ, cách kết nối hai khối một cách chặt chẽ, cách chúng có thể liên kết theo các hướng khác nhau, và nhiều hơn nữa.
Nếu bạn muốn xây dựng một ngôi nhà từ lego ngay bây giờ, hãy tiếp tục quá trình phân tích - tổng hợp để xác định các yếu tố cần thiết cho ngôi nhà. Các yếu tố bắt buộc bao gồm nền móng, tường, cửa, và mái nhà. Những yếu tố nên có là cửa sổ, và những yếu tố tốt nếu có thì là cây cỏ, con đường,...
Từ đó, bạn sẽ chọn các khối lego có chức năng phù hợp, loại bỏ các khối không cần thiết như khối có bánh xe. Trừ khi bạn muốn tạo ra một ngôi nhà di động giống như một chiếc ô tô thì cứ giữ lại cũng không sao.