Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, thị trường và đáp ứng nhu cầu đó là yếu tố hàng đầu trong marketing. Và nghiên cứu thị trường được xem là phương pháp giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp để đáp ứng những gì khách hàng đang cần.
Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và kinh doanh. Bạn đã biết nghiên cứu thị trường là gì? Tại sao các doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu thị trường và cách triển khai như thế nào để hiệu quả? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Nghiên cứu thị trường – Market Research là gì?
Nghiên cứu thị trường hay còn được hiểu là hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp. Giai đoạn này vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào khi bắt đầu thực hiện chiến dịch tiếp thị cho sản phẩm/dịch vụ.

Nghiên cứu thị trường – Market Research
Nhiệm vụ của Nghiên cứu Thị trường là đánh giá và xác định sự thay đổi các yếu tố trong marketing mix. Cụ thể: sản phẩm, giá cả, vị trí, quảng bá, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.
Bên cạnh đó, Nghiên cứu Thị trường còn đảm nhận vai trò nghiên cứu các đặc điểm, thói quen, nhu cầu, vị trí của thị trường mục tiêu hoặc của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp có thể biết được sản phẩm/dịch vụ của mình có phù hợp với thị trường nào.
Tại sao doanh nghiệp cần triển khai Nghiên cứu Thị trường?
Xu hướng thị trường ngày càng thay đổi. Vì vậy, người làm tiếp thị và doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và đổi mới. Việc triển khai Nghiên cứu Thị trường giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thông tin và trả lời những câu hỏi sau:
- Sự thay đổi về sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng.
- Sản phẩm mới ra mắt có được thị trường đón nhận hay không?
- Giá cả của đối thủ cạnh tranh trong cùng một sản phẩm như thế nào?
- Sản phẩm thay thế cho những mặt hàng mà doanh nghiệp đang cung cấp
Với những câu hỏi này, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược thay đổi, điều chỉnh và phát triển cụ thể. Khi đó, sản phẩm/dịch vụ có thể đáp ứng những nhu cầu mà khách hàng mong muốn, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Sự khác biệt giữa Nghiên cứu Thị trường và Nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu Thị trường và Nghiên cứu Marketing là hai thuật ngữ liên quan đến việc thu thập và phân tích thông tin. Chúng đều hỗ trợ quá trình tiếp thị của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa Nghiên cứu Thị trường và Nghiên cứu Marketing
Mặc dù có điểm tương đồng, nhưng 2 thuật ngữ này lại có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn.
Yếu tố đánh giá | Nghiên cứu Thị trường | Nghiên cứu Marketing |
Vấn đề quan tâm |
|
|
Tính ứng dụng |
|
|
Hoạt động nghiên cứu | Thu thập, phân tích dữ liệu, đánh giá, diễn giải, và ứng dụng thông tin đã thu thập được vào các hoạt động liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. | Tập trung vào việc nghiên cứu và tìm hiểu về sở thích, nhu cầu, hành vi của khách hàng mục tiêu, từ đó đánh giá được những cơ hội kinh doanh. |
Phân loại Nghiên cứu Thị trường
Nghiên cứu Thị trường bao gồm hai loại chính: Primary Research, Secondary Research.
Nghiên cứu Sơ cấp
Nghiên cứu Sơ cấp, còn được gọi là nghiên cứu chính, thường đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Đây là phương pháp nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập lần đầu từ khách hàng hoặc thị trường nói chung.
Các công cụ nghiên cứu phổ biến mà doanh nghiệp có thể sử dụng:
- Nghiên cứu trên các nhóm mẫu khách hàng.
- Khảo sát thực tế.
- Quan sát trực tiếp hành vi của người tiêu dùng.
- Phỏng vấn khách hàng qua điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp.
Phương pháp nghiên cứu Sơ cấp hữu ích cho:
- Doanh nghiệp cần khám phá và hiểu rõ về nhóm khách hàng tiềm năng mà họ chưa từng phục vụ trước đây.
- Nghiên cứu về thị trường ngách là một ưu tiên của doanh nghiệp.
- Tìm hiểu sâu sắc về quan điểm và nhận thức của khách hàng về thương hiệu.

Nghiên cứu Sơ cấp
Nghiên cứu Thứ cấp
Nghiên cứu Thứ cấp, hay còn gọi là nghiên cứu thứ cấp. Đây là phương pháp nghiên cứu dựa trên dữ liệu đã có mà doanh nghiệp thu thập được từ bên ngoài. Khi sử dụng nghiên cứu thứ cấp, doanh nghiệp có thể dự đoán và phân tích tình hình cạnh tranh hiện tại của mình.
Một số nguồn nghiên cứu Thứ cấp phổ biến bao gồm:
- Báo cáo hoặc nghiên cứu từ các cơ quan chính phủ
- Tạp chí, báo cáo về thương mại hoặc một ngành nghề cụ thể
- Truyền hình và phương tiện truyền thông
- Các bài báo học thuật và tài nguyên giáo dục
- Nghiên cứu trực tuyến và tài liệu đã được công bố trước đây

Nghiên cứu Thứ cấp
6 loại nghiên cứu thị trường phổ biến
Có nhiều hình thức nghiên cứu thị trường phổ biến để thu thập thông tin. Dưới đây là 6 loại giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất:
- Nghiên cứu Thị trường và Khách hàng: giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: sản phẩm của bạn nên tập trung vào đâu? Nói về gì? Nói với ai?
- Nghiên cứu Sản phẩm: giúp doanh nghiệp đánh giá sản phẩm: sản phẩm của bạn có đặc điểm gì khác biệt so với đối thủ? Giá cả đã phù hợp với khách hàng?
- Nghiên cứu Quảng cáo: giúp doanh nghiệp hiểu cách bán hàng hiệu quả và triển khai tiếp thị để thu hút khách hàng.
- Nghiên cứu Phân phối: giúp doanh nghiệp hiểu nơi mà người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm, và chọn lựa kênh phân phối hiệu quả.
- Nghiên cứu Bán hàng: giúp doanh nghiệp đánh giá kênh bán hàng và đối thủ cạnh tranh, xác định vị trí của mình trong thị trường.
- Nghiên cứu Môi trường Thị trường: giúp doanh nghiệp đánh giá các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội,... để dự báo cơ hội và thách thức cho ngành hàng.
Các bước tiến hành Nghiên cứu Thị trường hiệu quả
Nghiên cứu Thị trường hiệu quả khi thực hiện đầy đủ 6 bước sau:
Bước 1: Xác định hồ sơ khách hàng Buyer Persona
Bước đầu tiên khi thực hiện Nghiên cứu Thị trường là xác định hồ sơ khách hàng Buyer Persona. Hồ sơ khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình và phát triển chiến lược phù hợp.
Một số đặc điểm chính ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng bao gồm: tuổi, giới tính, địa điểm, thu nhập, ...

Xác định hồ sơ khách hàng Buyer Persona
Bước 2: Lựa chọn tập khách hàng mẫu
Tập khách hàng mẫu được chọn để tham gia vào quá trình nghiên cứu. Họ có thể được chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc theo một quy định cụ thể, phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Để lựa chọn tệp khách hàng mẫu chính xác nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau:
- Phương pháp lựa chọn mẫu phi xác suất
- Phương pháp lựa chọn mẫu xác suất
Bước 3: Chuẩn bị câu hỏi khảo sát
Để tận dụng tối đa các cuộc trò chuyện với khách hàng, bạn cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi nghiên cứu. Những câu hỏi nghiên cứu có thể được thiết kế theo nhiều hình thức khác nhau như: câu hỏi đơn giản, câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi mở, câu hỏi xếp hạng hoặc các câu hỏi đánh giá.
Bước 4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Sau khi đã hiểu biết về khách hàng tiềm năng và mục tiêu nghiên cứu, doanh nghiệp cần phải xác định đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và phát triển chiến lược phù hợp. Một chiến lược tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Để thực hiện nghiên cứu về đối thủ, doanh nghiệp có thể tuân thủ các bước sau:
- Đánh giá các sản phẩm mà đối thủ đang cung cấp
- Tìm hiểu về mức giá, chính sách bảo hành, dịch vụ hậu mãi
- Khả năng cung ứng sản phẩm của đối thủ
- Phương pháp quảng cáo, tiếp thị, … của họ
Bước 5: Thu thập và làm sạch dữ liệu
Để thu thập dữ liệu nhanh chóng và chính xác, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp định lượng
- Phương pháp định tính
- Quan sát

Thu thập và làm sạch dữ liệu
Sau khi hoàn thành việc thu thập dữ liệu, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá và làm sạch dữ liệu. Điều này rất quan trọng để tránh phân tích dữ liệu không hiệu quả, tiêu tốn thời gian và chi phí.
Bước 6: Đánh giá và lập báo cáo
Sau khi phân tích dữ liệu, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá và viết báo cáo nghiên cứu thị trường. Báo cáo cần làm rõ những thông tin thu thập được và đề xuất giải pháp để triển khai hoạt động hiệu quả hơn.
Báo cáo nghiên cứu thị trường cũng là tài liệu tham khảo quan trọng, đánh giá kết quả cuối cùng của các hoạt động của doanh nghiệp.
Con đường nghề nghiệp
Market Research là một lĩnh vực có triển vọng và cơ hội thăng tiến rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí trợ lý nghiên cứu và tiến lên đến vị trí tổng giám đốc hoặc giám đốc điều hành. Mỗi vị trí đều yêu cầu một số năm kinh nghiệm và có những nhiệm vụ khác nhau hoàn toàn.
Dù ở vị trí nào, bạn cũng phải là trọng tài trung gian, cung cấp số liệu chứng minh trong các tranh chấp giữa Sales và Marketing. Điều này đòi hỏi những người làm Market Research phải có đam mê và tố chất để vượt qua thách thức.

Con đường sự nghiệp trong Market Research
Trên đây là toàn bộ thông tin về Market Research và các bước triển khai hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu này là không thể thiếu nếu muốn doanh nghiệp phát triển bền vững. Hãy tiếp tục theo dõi để có thêm kiến thức về Marketing và áp dụng thành công trong kinh doanh.