Liquid Staking là từ khóa được nhiều người quan tâm trong năm 2023 và dự đoán sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng trong năm 2024 này. Là một trong những dự án hàng đầu về liquid staking trong hệ sinh thái Solana, khi SOL đang khôi phục dần vị thế của mình, mọi ánh nhìn đều hướng về Jito (JTO). Vậy liệu đây có phải là một dự án tiềm năng, đáng để đầu tư trong thời gian tới không?

Jito là gì?
Đơn giản mà nói, Jito là một dịch vụ liquid staking trên Solana, mục tiêu là phân phối phần thưởng MEV cho các holder.
Người dùng có thể đặt cược SOL vào pool và nhận JitoSOL. Khi sở hữu JitoSOL, bạn có thể nhận phần thưởng qua 2 cách:
- Nhận phần thưởng từ việc đặt cược SOL vào các validator hoạt động trên mạng Solana;
- Nhận phần thưởng bổ sung từ các giao dịch MEV diễn ra trên mạng Solana;
JitoSOL tự động tích lũy giá trị từ phần thưởng đặt cược và MEV. Token này cho phép người dùng kiếm lợi nhuận và duy trì hiệu quả sử dụng vốn thông qua DeFi. Các người nắm giữ JitoSOL có thể kiếm lợi nhuận từ validator và tích lũy lãi suất trong giao thức lending/yield farming. Mục tiêu của Jito là mang lại lợi nhuận tốt nhất cho JitoSOL và cải thiện mạng lưới Solana.
Các vấn đề mà dự án giải quyết
Để hiểu cách Jito hoạt động, bạn cần hiểu cơ chế của mạng lưới Solana. Solana sử dụng cơ chế Proof-of-History (PoH). PoH là một dạng đồng hồ giúp các node validator trên mạng Solana xác định thời gian diễn ra sự kiện (các transaction) một cách chính xác. Cụ thể, thông tin về thời gian và thứ tự của các giao dịch được mã hoá, giúp các node xác minh giao dịch một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Để dễ hiểu, hãy so sánh cơ chế sắp xếp giao dịch giữa Bitcoin và Solana. Trong Bitcoin, giao dịch được sắp xếp vào mempool trước khi xác thực. Ban đầu, chúng không có thứ tự hoặc thời gian cụ thể. Sau đó, miner chọn giao dịch để thêm vào block, gắn thời gian theo đồng hồ mạng. Trái lại, PoH của Solana cho phép sắp xếp nhanh giao dịch vào block mà không cần thứ tự như Bitcoin, giúp validator xử lý giao dịch nhanh hơn.
Tuy PoH giúp cải thiện thời gian xác nhận giao dịch, nhưng không phải cơ chế đồng thuận như PoW hay PoS. Solana sử dụng PoS để tăng khả năng xử lý mạng.
Dù sử dụng PoS, tính ổn định và phi tập trung của Solana vẫn phụ thuộc vào các validator node và staking SOL.

Hiện tại, Solana có 2.042 validator và gần 383 triệu SOL đã được stake, chiếm 88% tổng số SOL lưu hành. Con số này thể hiện nhu cầu staking SOL rất lớn.
Ở điểm này, sẽ xuất hiện một số thách thức nhất định, bao gồm:
1. Rào cản kỹ thuật: Trên thực tế, Solana không yêu cầu số lượng SOL tối thiểu để tham gia stake, tuy nhiên, vẫn có rào cản kỹ thuật khiến cho không nhiều nhà đầu tư cá nhân có khả năng trở thành validator node độc lập. Họ cần tìm giải pháp stake thông qua bên thứ ba.
2. Rào cản tối ưu hoá vốn và lợi nhuận: Đa số người stake SOL chỉ có thể kiếm lợi nhuận từ APY Staking và tiềm năng tăng giá SOL, không thể tận dụng SOL để kiếm thêm từ các dự án Yield Farming, Lending Protocol… có APY cao.
Với nhu cầu stake SOL lớn và những rào cản hiện tại, dự án Jito ra đời để giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra, Jito cũng giúp tăng lợi nhuận cho những người nắm jitoSOL thông qua khai thác phần thưởng từ MEV.
Nếu bạn đã sử dụng Solana trong thời gian dài, bạn chắc chắn nhớ về vấn đề bot spam giao dịch gây nên tình trạng tắc nghẽn và giá đắt đỏ. Jito đã phát triển ứng dụng mới giúp loại bỏ spam và tăng phần thưởng cho người đặt cọc.
Jito đã tạo ra một ứng dụng dành cho validator để loại bỏ spam MEV và tăng phần thưởng cho staker. Giải pháp của dự án là đấu giá giao dịch, trong đó những giao dịch mang lại lợi nhuận cao sẽ được giữ lại và trao cho validator và staker (JitoSOL).
Jito giải quyết vấn đề spam và tăng phần thưởng cho người đặt cọc.
Hoạt động của Jito
Jito thiết lập các điều kiện để chọn validator uy tín tham gia giao thức của họ, bao gồm hỗ trợ MEV client, giữ lại không quá 10% lợi nhuận từ MEV, và có hơn 87,5% phiếu tín nhiệm trong mỗi epoch trong 20 epoch gần nhất.
Anh em có thể kiểm tra danh sách validator tham gia Jito trên Solana Compass
Người dùng mua và sở hữu SOL sau đó kết nối với Jito qua ví như Phantom, Solflare để stake SOL và nhận jitoSOL.
Sau đó, người dùng có thể đưa jitoSOL vào các nền tảng Defi để kiếm lợi nhuận. Khi muốn lấy lại SOL đã stake, chỉ cần dùng jitoSOL để redeem và nhận lại SOL.
Tokenomics của JTO

JTO là token native của Jito, được ra mắt thông qua một đợt retroactive ấn tượng, gây chú ý của nhiều nhà đầu tư. Dưới đây là phân tích về tokenomics của JTO.
Tổng quan về JTO
Mã token của JTO là JTO
Tổng cung tối đa của JTO là 1 tỷ token
Lượng token đang lưu hành hiện tại là 117.197.247 token
Vốn hoá pha loãng của JTO là 2,17 tỷ USD
Vốn hoá lưu hành hiện tại của dự án là 254 triệu USD.
Phân bổ token của Jito

- Phần token dành cho nhà đầu tư chiếm 16,2% tổng số token. Token này sẽ bị khoá trong 1 năm đầu tiên và được phân phối theo thời gian trong 3 năm tiếp theo.

- Phần token dành cho đội ngũ core contributor chiếm 24,5% tổng số token. Token này cũng sẽ bị khoá trong 1 năm đầu tiên và phân phối theo thời gian trong 3 năm tiếp theo.

- Phần token dành cho Ecosystem Development chiếm 25% tổng số token, dự phòng cho các quỹ và contributor có đóng góp trong tương lai, khuyến khích phát triển dự án lâu dài.
- Phần token dành cho Community Growth chiếm 34,3% tổng số token, được sử dụng để phát triển cộng đồng Jito. Một phần đã được airdrop cho người dùng sớm, phần còn lại được quản lý bởi DAO trên nền tảng Realms và sử dụng theo biểu quyết của DAO.
Lộ trình phân phối token JTO

Team và nhà đầu tư chủ yếu nhận token từ đầu 2025. Hiện tại, những người nắm giữ token chủ yếu là những ví đủ điều kiện nhận airdrop, cũng là nhóm tạo ra áp lực bán lớn nhất. Tuy nhiên, không loại trừ một phần lớn ví đủ điều kiện thuộc sở hữu của team hoặc nhà đầu tư.
Chức năng của JTO
Hiện tại, JTO hiện chỉ tập trung vào một tính năng quản trị quan trọng nhất. Người sở hữu JTO sẽ có thẩm quyền quyết định về các hoạt động của giao thức, bao gồm:
-
Thiết lập phí cho các Jito Stake Pool
-
Cập nhật các chiến lược uỷ quyền thông qua việc điều chỉnh các thông số trong chương trình StakeNet
-
Quản lý JTO và thu phí trong Jito DAO
Có thể thấy use-case của JTO khá giống với LDO một cách đáng chú ý.
Tóm lại, từ thông tin về tokenomics của JTO, chúng ta có thể đưa ra một số nhận định như sau:
-
Áp lực bán ban đầu đến từ việc sử dụng lượng token để thực hiện airdrop, không phải từ việc chốt lời của các nhà đầu tư hay nhóm phát triển dự án.
-
Use-case của JTO không có gì đặc biệt so với các dự án tương tự, chủ yếu là token phục vụ cho mục đích quản lý. Do đó, giá trị của JTO sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự 'fomo' và 'niềm tin' của cộng đồng vào SOL.
-
Token sẽ được phân phối cho nhóm và nhà đầu tư lần đầu vào tháng 01/2025, và kéo dài cho đến 2028. Khoảng thời gian này còn khá dài, có thể nhóm và nhà đầu tư sẽ thực hiện mua lại JTO ở mức giá thấp và đẩy giá lên để thu lợi nhuận.
Tình hình hoạt động của Jito
Đầu tiên, chúng ta sẽ bàn về tốc độ tăng trưởng của Total Value Locked (TVL) trên giao thức.

Kể từ tháng 08/2023 đến nay, TVL trên Jito đã tăng từ khoảng 30 triệu USD lên đến con số 624 triệu USD, tương đương với mức tăng khoảng 20 lần. Điều này bắt nguồn từ việc giá SOL tăng cao, nhưng không thể phủ nhận sự thành công của dự án khi thu hút được nhiều validator và người dùng tham gia staking qua JTO.

Hiện tại có khoảng 6,7 triệu SOL đang staking thông qua Jito, chiếm khoảng 1,74% tổng số SOL được staked. Điều này cho thấy Liquid Staking và Jito vẫn còn tiềm năng phát triển. Nếu Jito có thể trở thành Lido Finance của Solana với lượng SOL stake qua nó chiếm 30%, TVL của Jito sẽ tăng gấp 30 lần con số hiện tại.
Kết luận: Jito hiện đang phát triển mạnh mẽ, nhưng có thể chỉ mới bước đầu.
Để có cái nhìn tổng quan hơn, mình sẽ so sánh Jito với một số dự án Liquid Staking khác:

Mình sẽ so sánh số liệu giữa Jito, Lido Finance và Marinade (dự án Liquid Staking khác trên Solana).
Từ bảng số liệu, có thể thấy:
-
So sánh Jito và Lido: Fully Diluted Cap của Jito hiện là 2,17 tỷ USD, khoảng 75% so với Lido. TVL trên Jito mới chỉ bằng gần 25% so với Lido, chiếm 1,74% thị trường, trong khi Lido đã đạt 32,4%. Vì vậy, so với Lido, Jito đang có giá trị khá cao.
-
So sánh Jito và Marinade: Dù TVL của Jito và Marinade không chênh lệch nhiều, nhưng FDV của Jito gần 10 lần so với Marinade. Vì thế, so với Marinade, Jito cũng được định giá khá cao.
Kết luận: Hiện tại, nếu xét theo giá trị vốn hoá pha loãng (FDV), Jito được coi là một dự án có giá trị cao so với nội tại của nó.
Tuy nhiên, không thể bỏ qua việc Jito không chỉ là một giải pháp Liquid Staking thông thường mà còn giải quyết vấn đề MEV và tạo lợi nhuận cho người nắm giữ JitoSOL. Vì thế, chúng ta có thể hiểu rằng thị trường định giá Jito cao hơn các dự án Liquid Staking thông thường.
Tạm kết
Từ các phân tích trên, chúng ta có thể kết luận như sau:
(1) Jito là dự án có nhiều tiềm năng phát triển, đang phát triển nhanh chóng. Dự án có khả năng trở thành Lido Finance thứ hai trên Solana.
(2) Sự phát triển của Jito và tiềm năng tăng giá của JTO sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình tích cực của thị trường Solana, giống như Lido.
(3) Tokenomics của JTO khá đơn giản, thể hiện sự tập trung ban đầu khi team và nhà đầu tư nắm giữ nhiều token. Số JTO trong DAO chủ yếu thuộc quyền quản lý của nhóm này (vì chiếm đa số trong quyền biểu quyết). Đây là mô hình tương tự LDO, nên giá có thể ổn định trong thời gian đầu.
(4) Dù không kỳ vọng JTO tăng trưởng nhanh, nhưng sau áp lực bán ra từ airdrop, có thể mua JTO với kế hoạch mua lại và đẩy giá trong năm đầu.
(5) Chỉ nên hold JTO nếu tin vào hệ sinh thái Solana trong dài hạn do use-case hạn chế.
Hy vọng bài viết hữu ích cho các bạn quan tâm đến dự án Jito và token JTO. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo về Tokenomics Research!
Poseidon