Theo những lý thuyết, ánh sáng từ mặt trời thường yếu hơn trên các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.
Điều này không phải là phát hiện mới, vào năm 2020, nghiên cứu về Sao Barnard đã có các khám phá tương tự. Barnard là một ngôi sao lùn đỏ có tuổi đời khoảng 10 tỷ năm và cách Trái Đất chỉ 6 năm ánh sáng, được biết đến với việc thường xuyên phát ra các tia UV mạnh có thể làm hỏng bất kỳ hành tinh nào nằm trong vùng Goldilocks (vùng có nhiệt độ phù hợp) xung quanh nó.
Sao lùn đỏ là loại sao rất phổ biến, chiếm 75% số sao được biết đến trong Dải Ngân Hà, và do đó đã có giả thuyết rằng, nếu có sự sống ngoài Trái Đất, chúng sẽ nhiều khả năng tồn tại trên các hành tinh thuộc hệ sao lùn đỏ. Năm 2020, một danh sách gồm 24 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời dường như thích hợp hơn cả Trái Đất để tồn tại sự sống đã được công bố. Tuy nhiên, với nghiên cứu mới này, giả thuyết trên bắt đầu mất đi tính ổn định và việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh ngày càng khó khăn hơn.
Theo GM.