Bạn có phân biệt được hai câu này ở điểm nào: “Chúc em ngủ ngon” và “Chúc em ngủ ngonnnn <3'
Theo cuộc khảo sát mới nhất của tạp chí Guardian, 9 trong số 10 người thuộc thế hệ Z cho biết họ ưa thích gửi tin nhắn hơn là gọi điện. Việc giao tiếp trực tiếp khiến họ cảm thấy bất an, không kịp suy nghĩ, gây ra sự mơ hồ và thiếu rõ ràng.
Vì vậy, để gửi tin nhắn trở nên thú vị hơn, đặc biệt là trong các cuộc trò chuyện giữa hai người yêu, thế hệ Z đã sáng tạo ra nhiều cách giao tiếp thông qua văn bản, vừa truyền đạt được tất cả cảm xúc của bản thân, vừa giúp đối phương hiểu rõ hơn về ý đồ của mình.
Đoán được cảm xúc của đối phương dựa trên hình thức tin nhắn
Gửi tin nhắn hàng ngày là một cách để duy trì mối quan hệ của các cặp đôi khi họ không thể gặp nhau. Một số người sẽ nhìn vào cách họ gửi tin nhắn để đánh giá cảm xúc và thái độ của đối phương.
Số lượng chữ ở phần cuối từ thường được các bạn trẻ kéo dài như một cách để nhấn mạnh, tạo cảm giác gần gũi và nhẹ nhàng hơn cho đoạn hội thoại.
Khi một người có tình cảm với bạn, họ thường nhắn: “Okkkkk” thay vì “Ok”, và người nhận tin nhắn sẽ dựa vào số lượng chữ ở phần cuối để hiểu thái độ và tình cảm của đối phương.
Ví dụ: Nếu hôm nay bạn trai nhắn “Chúc em ngủ ngon” thay vì “Chúc em ngủ ngonnnnn”. Điều này chứng tỏ anh ấy không còn yêu mình nữa.