Trong thực tế kinh doanh, những loại tiền tệ mạnh luôn được đánh giá cao, là những đồng tiền được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế và có giá trị quy đổi cao, ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá tiền tệ khác. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức cơ bản về ngoại tệ và thị trường giao dịch ngoại hối.
1. Ngoại tệ là gì?
Ngoại tệ là đồng tiền của một quốc gia, một khu vực lãnh thổ khác hoặc là đồng tiền chung trong khu vực (Khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN).
Trong thực tế, tại thị trường giao dịch quốc tế, những đồng ngoại tệ mạnh luôn có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng từ tỷ giá của các đồng tiền khác. Một số đồng ngoại tệ mạnh phổ biến nhất trên thế giới luôn được công nhận trong một thời gian dài như Đô Mỹ (USD), EURO (Đồng tiền chung châu Âu), Bảng Anh (GBP), Đô Canada (CAD), Phrăng Thụy Sỹ (CHF), Đồng Yên Nhật (YJP).
Đến khoảng năm 2019, có 26 quốc gia sử dụng đơn vị tiền tệ mang tên đô la, trong đó đồng USD phổ biến nhất.
2. Thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán ngoại tệ. Thị trường ngoại hối ở Việt Nam bao gồm thị trường ngoại hối giữa các ngân hàng và thị trường ngoại hối giữa các ngân hàng và khách hàng. (Khoản 18 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005).
Người cư trú được phép mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu; để chuyển tiền, mang theo ngoại tệ khi ra nước ngoài phục vụ mục đích hợp pháp; để thanh toán nợ gốc, lãi, phí liên quan đến các khoản vay từ nước ngoài: (Khoản 1 Điều 7, Khoản 3 Điều 8, Điều 17 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005).
3. Tỷ giá hối đoái
Khi nhắc đến ngoại tệ, không thể không nói đến tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền là một vấn đề rất quan trọng khi giao dịch ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái, hay còn gọi là tỷ giá trao đổi, mua bán ngoại tệ. Cụ thể hơn, đây là tỷ giá quy đổi giữa hai loại tiền hoặc số lượng tiền của một quốc gia cần để mua một đơn vị tiền của quốc gia khác.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (năm 1997), tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng tiền Việt Nam và giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành dựa trên cung và cầu ngoại tệ, được điều chỉnh, kiểm soát bởi Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.
4. Giao dịch ngoại tệ
Giao dịch ngoại tệ bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ và giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ. Trong đó, giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay là loại giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một số lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một đồng ngoại tệ khác theo tỷ giá giao ngay xác định tại ngày giao dịch. (Khoản 5, 6 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-NHNN).
Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay là một trong những hoạt động cơ bản trong lĩnh vực ngoại hối của các ngân hàng, công ty tài chính được cấp phép hoạt động ngoại hối. Các đối tượng được mua ngoại tệ theo quy định của luật ngoại tệ được liệt kê dưới đây. Để tránh bị phạt, người thực hiện cần tuân thủ đúng quy định về đối tượng, địa điểm mua bán.
- Đầu tiên, người cư trú có thể mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
- Thứ hai, người cư trú hoặc không cư trú được phép mua ngoại tệ để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ mục đích hợp pháp.
- Thứ ba, công dân Việt Nam có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc dành cho con em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm các chi phí như ăn uống, sinh hoạt, di chuyển ở nước ngoài liên quan đến việc học tập, điều trị bệnh, du lịch, thăm thân bạn bè ở nước ngoài.
Công dân Việt Nam chỉ được mua ngoại tệ tiền mặt tại các tổ chức tín dụng được phép bán ngoại tệ (không được mua tại đại lý đổi ngoại tệ). Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm bán ngoại tệ cho công dân theo mức quy định là 100 USD/người/ngày (hoặc tương đương trong các loại ngoại tệ khác) trong thời gian lưu trú tại nước ngoài không quá 10 ngày, dựa trên hồ sơ, chứng từ cần thiết. Trong một số trường hợp, tự cân đối nguồn ngoại tệ là tiền mặt, tổ chức tín dụng có thể bán vượt quy định cho phép này.
- Thứ tư, người mang hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp được phép mua ngoại tệ tại các đại lý đổi ngoại tại khu vực cách ly tại cửa khẩu quốc tế.
- Thứ năm, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng và chuyển ra nước ngoài (Nghị định 70/2014/NĐ-CP).
Luật pháp quy định rằng, việc đổi ngoại tệ chỉ được thực hiện tại các địa điểm là tổ chức tín dụng được phép kinh doanh, cung cấp dịch vụ ngoại hối và các đại lý đổi ngoại tệ đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký là đại lý đổi ngoại tệ. (Nghị định 89/2016/NĐ-CP).
5. Cách nhận tiền quốc tế về Việt Nam thuận tiện
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ “Nhận Tiền Quốc tế”:
Dưới đây là một số thông tin hữu ích về ngoại tệ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các quy định liên quan đến ngoại tệ tại Thông tư 07/2012/TT-NHNN.
Tiếp tục theo dõi các thông tin hữu ích khác: