Ngôi nhà có diện tích không lớn, chỉ khoảng 90m2 và nằm trên con đường chính của ngôi làng tại Quảng Ngãi
Đô thị hóa đã phần nào thay đổi kiến trúc và không gian sống của ngôi làng này. Những ngôi nhà mới xuất hiện với phong cách mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở các thành phố lớn, làm thay đổi không khí và lối sống quen thuộc của cư dân.
Ngôi nhà dành cho cặp vợ chồng trên 50 tuổi, sinh ra và lớn lên tại làng quê này. Trong quá trình tìm kiếm một kiểu mẫu phù hợp với bối cảnh xung quanh, kiến trúc sư tin rằng việc điều chỉnh kiến trúc mới dựa trên lối sống văn hóa truyền thống của cặp đôi này là rất quan trọng.
Khu vườn rau, sân chơi và không gian kết nối với thiên nhiên
Các hoạt động hàng ngày như làm vườn, làm đồng... khu vườn rau và sân chơi đa năng trở thành trái tim của ngôi nhà. Trên một khu đất nhỏ, tầng trệt được sử dụng cho nhiều mục đích bao gồm không gian sửa xe đạp, phòng khách, bếp, bếp củi ngoài trời kiểu cũ, phòng ngủ, nhà vệ sinh, sân phơi lúa, kho lúa, sân gà... Ngoài ra, kiến trúc sư còn mở rộng không gian với khoảng sân trước, sân trong và sân sau, tạo điểm kết nối với thiên nhiên.
Khu vườn đa năng trên mái là giải pháp mới đóng vai trò là sân trồng rau trong gia đình, cung cấp thực phẩm sạch. Nơi đây sẽ có các sản phẩm từ vườn đi trực tiếp đến bữa ăn hàng ngày, luôn tươi và sẵn sàng. Đồng thời, cặp vợ chồng có thể cùng nhau trồng rau và chia sẻ với hàng xóm. Kiến trúc này không chỉ tạo ra môi trường sống xanh mát mà còn tạo ra các mối quan hệ xã hội tích cực. Sự sắp xếp vườn trên mái cũng giúp làm mát nhà và giảm nhiệt độ bên trong so với nhà mái tôn.
Trong thời đại hiện đại hóa, việc xuất hiện những ngôi nhà mái đỏ không chỉ là biểu tượng của kiến trúc địa phương một thời quên lãng mà còn đồng nghĩa với sự gắn kết và tình thân thiết trong làng xóm.
Bản vẽ thiết kế giải pháp cho công trình
Theo Cafeland