Tiếng Mông Cổ | |
---|---|
Монгол хэл Mongol khel ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ ᠬᠡᠯᠡ Mongɣol kele | |
Phát âm | /mɔŋɢɔ̆ɮ xiɮ/ |
Sử dụng tại | Mông Cổ, Trung Quốc |
Khu vực | Toàn Mông Cổ và Nội Mông; một phần của các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang và Cam Túc tại Trung Quốc |
Tổng số người nói | 5,2 triệu (2005) |
Phân loại | Mongol
|
Ngôn ngữ tiền thân | Tiếng Mông Cổ Trung Đại
|
Dạng chuẩn | Khalkha (Mông Cổ)
Chakhar (Nội Mông)
|
Phương ngữ | Khalkha
Chakhar
Khorchin
Kharchin
Baarin
Shilin gol
Ordos
Darkhad
|
Hệ chữ viết | Các bản chữ cái tiếng Mông Cổ: Chữ viết Mông Cổ truyền thống (tại Nội Mông), Chữ Kirin (tại Mông Cổ), Hệ chữ nổi tiếng Mông Cổ |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Mông Cổ Nga
Kyrgyzstan
Trung Quốc
|
Quy định bởi | Mông Cổ: Hội đồng Ngôn ngữ (Mông Cổ), Nội Mông: Hội đồng Ngôn ngữ và Tác phẩm Văn học |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-1 | mn |
ISO 639-2 | mon |
ISO 639-3 | cả hai:khk – Tiếng Mông Cổ Khalkhamvf – Tiếng Mông Cổ ngoại biên |
Glottolog | mong1331 |
Linguasphere | part of 44-BAA-b |
Phạm vi phân bố địa lý của các dân tộc Mongol tại châu Á (đỏ) | |
Ngôn ngữ Mông Cổ (chữ Mông Cổ truyền thống:ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ
ᠬᠡᠯᠡ; chữ Kirin Mông Cổ:Монгол хэл) là ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ, và là thành viên nổi bật hơn cả của ngữ hệ Mông Cổ. Số người nói tất cả các phương ngữ khác nhau lên tới hơn 5,2 triệu, gồm đa phần cư dân ở Mông Cổ và nhiều người Mông Cổ ở Khu tự trị Nội Mông Cổ.
Tại Mông Cổ, phương ngữ Khalkha viết bằng chữ Kirin (và có lúc bằng chữ Latinh trên mạng xã hội) chiếm ưu thế nhất. Tại Nội Mông (Trung Quốc), phương ngữ tiếng Mông Cổ đa dạng hơn nhiều và dùng chữ viết Mông Cổ truyền thống.
Một số học giả coi những ngôn ngữ hệ Mông Cổ khác như tiếng Buryat và tiếng Oirat đều là phương ngữ của cùng một thứ tiếng, song cách phân loại này không tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế hiện nay.
Ngữ âm của tiếng Mông Cổ có sự hài hòa và cấu trúc âm tiết phức tạp cho phép những nhóm ba phụ âm nằm cuối âm tiết hiện diện. Đây là một ngôn ngữ chắp dính điển hình, dựa trên các chuỗi hậu tố. Dù có thứ tự từ cơ sở (chủ-tân-động), sự sắp xếp cụm danh từ lại tương đối tự do, nên vai trò ngữ pháp phải được chỉ ra bởi một hệ thống gồm khoảng tám cách ngữ pháp. Tiếng Mông Cổ có năm thái (voice). Động từ cho biết dạng, thể, thì, và tình thái/bằng chứng.
Tiếng Mông Cổ hiện đại phát triển từ tiếng Mông Cổ trung đại, ngôn ngữ của Đế quốc Mông Cổ vào thế kỷ XIII-XIV. Trong quá trình phát triển, tiếng Mông Cổ đã trải qua các giai đoạn như sửa đổi lại hệ thống âm vị, phát triển nguyên âm dài, biến đổi cấu trúc ngữ pháp và xây dựng lại hệ thống động từ. Tiếng Mông Cổ có mối liên hệ với tiếng Khiết Đan (Khitan). Nó nằm trong vùng ảnh hưởng của sprachbund Altai, cùng với các ngữ hệ Turk, ngữ hệ Tungus, ngữ hệ Triều Tiên và ngữ hệ Nhật Bản. Văn học tiếng Mông Cổ được giữ gìn tốt dưới dạng văn bản, với nhiều tài liệu quý từ đầu thế kỷ XVIII.
Phân bố địa lý
Tiếng Mông Cổ là ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ và được nói bởi 3,6 triệu người trong nước (ước tính năm 2014), và là ngôn ngữ chính thức tại khu tự trị Nội Mông Cổ với khoảng 4,1 triệu người Mông Cổ. Khoảng một nửa trong số 5,8 triệu dân Mông Cổ trên toàn Trung Quốc nói ngôn ngữ này (ước tính năm 2005). Tuy nhiên, chúng ta không biết chính xác số lượng người nói tiếng Mông Cổ tại Trung Quốc. Tiếng Mông Cổ ở Trung Quốc đã trải qua nhiều biến động theo lịch sử. Dân số nói ngôn ngữ bản địa ở Trung Quốc đã giảm mạnh vào cuối thời kỳ nhà Thanh, nhưng may mắn được phục hồi từ năm 1947 đến 1965, sau đó lại giảm vào giai đoạn 1966-1976, và tiếp tục phục hồi từ năm 1977 đến 1992, nhưng rồi lại giảm mạnh lần nữa từ năm 1995 đến 2012. Dù dân Mông Cổ tại Nội Mông chịu ảnh hưởng của nhiều ngôn ngữ, nhưng điều này không ngăn cản họ duy trì và bảo tồn ngôn ngữ của mình. Mặc dù một phần người Mông Cổ không còn biết nói tiếng mẹ đẻ nữa, họ vẫn được chính phủ Trung Quốc coi là dân tộc Mông Cổ và tự xưng là người Mông Cổ. Các em bé lai Hán-Mông Cổ cũng được xem là người Mông Cổ.
Liên kết ngoài
- Lingua Mongolia (một trang web chuyên về tiếng Mông Cổ, chủ yếu về bản chữ Mông Cổ truyền thống) Lưu trữ vào ngày 19 tháng 3 năm 2022 trên Wayback Machine
- StudyMongolian
- Từ điển Bolor tiếng Anh-Mông Cổ
- Những phông chữ Mông Cổ truyền thống Unicode
Ngôn ngữ tại Mông Cổ | |
---|---|
Ngôn ngữ chính thức |
|
Ngôn ngữ thiểu số |
|
Ngôn ngữ ký hiệu |
|