Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta sẽ cùng xem xét khái niệm về kính ngữ:
Kính ngữ là gì?
Kính ngữ là việc sử dụng những từ ngữ và cách diễn đạt đặc biệt nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, đặc biệt là với những người có địa vị hoặc tuổi tác cao hơn mình.
Tại sao cần phải sử dụng kính ngữ?
Trong các nền văn hóa phương Đông nói chung và ở Nhật Bản nói riêng, các mối quan hệ như cấp bậc, thân quen hay sự phân biệt trong ngoài được rất coi trọng. Tùy vào từng tình huống, kính ngữ sẽ được sử dụng để bày tỏ sự tôn trọng đối với người giao tiếp.
Việc sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật có thể khá phức tạp. Do đó, nhiều người học thường lơ là phần này. Tuy nhiên, trong bối cảnh giao tiếp, việc hiểu và biết cách sử dụng kính ngữ là vô cùng quan trọng.
Khi nào cần dùng kính ngữ?
- Trong các sự kiện trang trọng như hội nghị cấp cao, và đặc biệt là đối với những ai muốn làm công việc phiên dịch, việc thành thạo kính ngữ là rất cần thiết,…
- Trong các lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng và khách sạn, việc nhân viên sử dụng kính ngữ với khách hàng là điều hoàn toàn cần thiết.
- Khi cấp dưới giao tiếp với cấp trên, hiện tại nhiều tình huống chỉ cần dùng thể lịch sự cơ bản là đủ.
Tuy nhiên, khi thảo luận về cấp trên với người ngoài (người từ công ty khác), không cần sử dụng kính ngữ.
- Khi trò chuyện với những người mới quen, đặc biệt là người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn.
Các dạng kính ngữ trong tiếng Nhật
- Kính ngữ tôn trọng
- Kính ngữ khiêm nhường
- Kính ngữ lịch sự
Nhận diện kính ngữ trong tiếng Nhật
- Thường dùng danh từ + になります thay thế cho động từ
- Hay có các kính ngữ お/ご trước danh từ.
Những loại kính ngữ thường gặp trong giao tiếp hằng ngày
尊敬語(そんけいご) (目上の人の行為を表す)
→ Từ ngữ thể hiện sự tôn trọng khi nói với người ở bậc trên
謙譲語(けんじょうご) (目上の人に関係する自分の行為を表す)
→ Kính ngữ dùng để diễn tả hành động của bản thân khi nói với người bề trên.
(わたしは) | ふつうの言い方 |
(先生の)ご本をお借りします。(先生を)海上へご案内(あんない)します。 |
(一般(いっぱん)の動詞(どうし)文(ぶん)) |
(先生の写真を)ちょっと拝見(はいけん)します。 | 見る |
(先生に)お礼を申し上げます。 | 言う |
(先生に)ちょっと伺いますが・・・。 | 聞く |
あした3時に(先生の)お宅に伺います。 | 訪(たず)ねる |
あした3時に(先生に)お目にかかります | 会う |
(先生に)本をさしあげます。 | あげる |
敬譲語2 (自分の行為を丁寧に表現する)
→ Kính ngữ lịch sự để thể hiện hành động của bản thân một cách trang trọng.
わたしは) | ふつうの言い方 |
あした3時に参ります。 | 来る・行く |
夜は家におります。 | いる |
片付(かたづ)けは後でわたしがいたします | する |
刺身(さしみ)も日本酒もいただきます | 食べる・飲む |
山中と申します | 言う |
行き先はよく存じております。 | 知っている |
いくつか方法があると存じます | 思う |
丁寧語 (自分や相手に関係なく、物事を丁寧に表現する)
|
|
これは新製品でございます。 | ~だ |
パソコン用品は3階にございます。 | ある |