Ngựa vằn đồng bằng | |
---|---|
Ngựa vằn Burchell (Equus quagga burchelli) tại vườn quốc gia Etosha, Namibia | |
Tình trạng bảo tồn
| |
Sắp bị đe dọa (IUCN 2.3) | |
Phân loại khoa học | |
Vực: | Eukaryota |
Giới: | Animalia |
Ngành: | Chordata |
nhánh: | Mammaliaformes |
Lớp: | Mammalia |
Bộ: | Perissodactyla |
Họ: | Equidae |
Chi: | Equus |
Phân chi: | Hippotigris |
Loài: | E. quagga
|
Danh pháp hai phần | |
Equus quagga Boddaert, 1785 | |
Phân loài | |
Danh sách | |
Phạm vi phân bố | |
Các đồng nghĩa | |
|
Ngựa vằn đồng bằng (Equus quagga) là loài ngựa vằn phổ biến nhất và phân bố rộng khắp, từ miền nam Ethiopia trải dài qua miền đông châu Phi xuống phía nam đến Angola và đông Nam Phi. Ngựa vằn đồng bằng ngày nay số lượng giảm do săn bắn và xâm lấn môi trường sống, nhưng vẫn thường xuất hiện trong các khu vực bảo tồn.
Đặc điểm
Ngựa vằn đồng bằng có kích thước trung bình, cơ thể mạnh mẽ với chân ngắn. Chiều cao trung bình của ngựa vằn đồng bằng là khoảng 1,4 mét từ vai xuống, chiều dài khoảng 2,3 mét, nặng khoảng 230 kg. Chúng có lông vằn đặc trưng màu đen và trắng, mỗi cá thể không giống nhau. Ngựa vằn đồng bằng được chia thành ba phân loài hiện nay, cộng thêm hai phân loài đã tuyệt chủng.
Tất cả đều có vằn dọc ở phần trước cơ thể, có xu hướng chuyển thành vằn ngang ở phần sau. Các vùng bắc có vằn rõ ràng và hẹp hơn; các vùng nam có số lượng vằn ít hơn ở các chân và phần sau cơ thể. Phân loài đầu tiên được miêu tả là Quagga, đã tuyệt chủng, có màu nâu ở phần sau cơ thể. (Theo tên chuẩn khoa học, dạng phổ biến nhất của ngựa vằn đồng bằng được gọi là E. quagga burchelli, do Quagga được mô tả ban đầu là E. quagga.)
Tập tính
Ngựa vằn đồng bằng sống thành đàn, thường hình thành các nhóm gia đình nhỏ gồm một con đực, một vài con cái và các con non. Những nhóm này có thể tồn tại vĩnh viễn và kích thướng nhóm thay đổi theo điều kiện môi trường: Ở các khu vực nghèo thực phẩm, nhóm nhỏ hơn. Theo thời gian, các gia đình ngựa vằn có thể hợp nhất thành các bầy lớn, thường liên kết với các nhóm khác hoặc với các loài cỏ khác như linh dương đầu bò. Chúng là con mồi ưa thích của sư tử, báo, linh cẩu, chó rừng và cá sấu. Vằn sọc trên cơ thể giúp chúng ngụy trang giữa các bãi cỏ và thoát khỏi kẻ săn mồi. Khi bị đối mặt với nguy hiểm, ngựa vằn có thể chống lại. Đã có nhiều trường hợp sư tử bị ngựa vằn đá gãy chân và phải bỏ chạy.
Khác với nhiều loài động vật móng guốc lớn khác tại châu Phi, ngựa vằn đồng bằng ưa thích (nhưng không cần thiết) cỏ ngắn. Kết quả là, chúng có phạm vi phân bố rộng hơn nhiều, thậm chí cả trong rừng mở, và thường là loài đầu tiên xuất hiện trong các khu vực mới nảy mầm cỏ. Chỉ sau khi chúng đã ăn hết và dẫm nát các loài cỏ dài, linh dương đầu bò và linh dương Gazelle mới đến. Tuy nhiên, để bảo vệ bản thân khỏi kẻ thù, ngựa vằn đồng bằng thường ngủ qua đêm ở các vùng rừng mở có tầm nhìn tốt về đêm. Chúng ưa thích nhiều loại cỏ khác nhau, đặc biệt là cỏ non và xanh tươi khi có cơ hội, nhưng chúng cũng ăn lá và cành non.
Phân loài
- Equus quagga quagga †
- Equus quagga boehmi
- Equus quagga borensis
- Equus quagga burchellii
- Equus quagga chapmani
- Equus quagga crawshayi
- Equus quagga selousi