1. Nguyên nhân người lớn tiểu buốt
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt ở người lớn. Dù là nguyên nhân nào thì tình trạng này cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi hơi thở bị ngắt quãng trong thời gian ngủ, thường xuyên tái diễn. Đây là tình trạng phổ biến ở người trung niên và nam giới có nguy cơ mắc cao hơn so với nữ giới. Ngưng thở khi ngủ có thể gây nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể, bao gồm cả tình trạng đái dầm. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do thiếu hụt oxy khi ngưng thở, ảnh hưởng đến sự kiểm soát của bàng quang.
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng nguy hiểm, có thể gây ra đột quỵ bất cứ lúc nào
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi cơ thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, các cơ quan trong hệ tiết niệu như thận, niệu đạo, bàng quang cũng bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến khả năng kiểm soát tần suất đi tiểu kém, nguy cơ tiểu không tự chủ cũng tăng lên.
Yếu tố di truyền
Mặc dù chưa xác định được việc đái dầm có được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua gen nào trong cơ thể, nhưng các nhà khoa học tin rằng nếu bố mẹ mắc đái dầm, khả năng bạn mắc tình trạng này cũng cao hơn so với người bình thường.
Rối loạn hormone
Trong cơ thể, có một loại hormone được gọi là hormone ADH có nhiệm vụ điều chỉnh lượng nước trong cơ thể ở mức ổn định. Tuy nhiên, khi hormone bị rối loạn, có thể dẫn đến chứng đái dầm ở người lớn.
Hormone thường tự tiết ra vào ban đêm để kiểm soát hoạt động của thận.
Bàng quang nhỏ
Dung tích của bàng quang bị thu hẹp do yếu tố bẩm sinh hoặc do các vấn đề như khối u, sỏi bàng quang,... điều này làm tăng tần suất đi tiểu và làm cho việc kiểm soát đi tiểu vào ban đêm trở nên khó khăn hơn.
Bàng quang tăng hoạt
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng mà các cơ bàng quang hoạt động quá mức. Điều này dẫn đến việc người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu dù không có nhiều nước tiểu. Điều này dẫn đến tăng tần suất đi tiểu, dễ dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đái dầm ở người lớn.
Bàng quang tăng hoạt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đái dầm
Chế độ sinh hoạt không hợp lý
Chế độ sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm ở người lớn. Đặc biệt, việc sử dụng thường xuyên các chất kích thích như bia, rượu, cà phê có ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu. Ngoài ra, những người thiếu ngủ, khó ngủ thường phải sử dụng thuốc an thần, cũng có tần suất đi tiểu nhiều hơn so với người khác.
Không chỉ thể, những người ít vận động, không tham gia các hoạt động thể chất cũng có nguy cơ cao bị đái dầm.
Rối loạn thần kinh
Người bệnh thường rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng hoặc gặp các vấn đề về thần kinh như xơ cứng rải rác, động kinh, bệnh Parkinson,... thường có xu hướng tiểu nhiều vào ban đêm hoặc tiểu không tự chủ.
2. Cách cải thiện tình trạng người lớn đái dầm
Đái dầm không chỉ là tình trạng khá tế nhị mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cải thiện tình trạng này là vô cùng cần thiết.
Hạn chế nạp các thức uống vào buổi tối
Dù bị đái dầm, người trưởng thành vẫn cần nạp khoảng 2.5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy uống nước vào ban ngày và hạn chế uống nước, ăn canh vào buổi tối, đặc biệt sau 21 giờ. Nếu bạn có hoạt động thể chất nhiều vào cuối ngày, vẫn nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
Hạn chế bổ sung thực phẩm nhiều nước hoặc đồ uống vào buổi tối
Hạn chế bổ sung caffeine
Đồ uống chứa caffeine không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn tăng nguy cơ đái dầm ở người lớn. Caffeine có khả năng kích thích hoạt động của bàng quang, làm tăng quá trình tiết nước tiểu của cơ thể.
Đi tiểu trước khi đi ngủ
Đi tiểu trước khi đi ngủ là thói quen tốt mà bạn nên thực hiện hàng ngày. Điều này không chỉ giúp hạn chế việc tiểu đêm mà còn giúp bạn yên tâm hơn để dễ dàng vào giấc ngủ.
Luyện tập bài tập chữa đái dầm
Bài tập này phù hợp với những người có bàng quang tăng hoạt hoặc bàng quang nhỏ. Bài tập này khá đơn giản, mỗi khi có nhu cầu đi tiểu, bạn không nên đi vệ sinh ngay, thay vào đó hãy kiên trì thêm vài phút, lần sau cố gắng nhịn lâu hơn lần trước.
Nhịn tiểu giúp tăng sức chứa của bàng quang, giúp hạn chế tình trạng đái dầm
Quá trình này giãn nở bàng quang, tăng thể tích chứa nước tiểu và tăng khả năng kiểm soát của cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bài tập này chỉ áp dụng cho 2 trường hợp trên và không dành cho những người bị sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu. Nếu không, có thể gây ra phản ứng ngược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Có thể thấy rằng, đái dầm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiết niệu, hội chứng ngưng thở khi ngủ,... Vì vậy, khi bị đái dầm, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để có hướng điều trị đúng đắn và kịp thời.