Một lái xe taxi của dịch vụ công nghệ Uber từng gây ấn tượng khi chuyển từ chiếc Toyota Camry sang chiếc Tesla Model 3 SR+ năm 2019. Tuy nhiên, pin của chiếc xe đã bị hỏng sau 15 tháng sử dụng.
Ô tô điện thường được coi là một lựa chọn thân thiện với môi trường và kinh tế hơn so với ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Nhưng liệu chúng có phù hợp với mọi mục đích sử dụng, như làm xe dịch vụ không?
Dobson là chủ nhân của một chiếc Tesla Model 3 ở Mỹ. Vào tháng 7 năm 2022, Dobson đã thay đổi từ chiếc Toyota Camry sang chiếc Tesla Model 3 Standard Range Plus 2019 để sử dụng cho việc lái taxi công nghệ. Câu chuyện này đã thu hút sự chú ý từ YouTuber Kim Java.
Dobson mua một chiếc Tesla Model 3 để sử dụng trong công việc taxi công nghệ khi giá vẫn chưa được giảm. Ảnh: Kim Java/YouTube
Trên kênh YouTube của Kim Java, Dobson đã chia sẻ rằng, anh đã chi ra số tiền là 53.000 USD, tương đương khoảng 1,3 tỷ đồng, để mua chiếc xe này, một mức giá đáng tiếc bởi chỉ trong vài tháng sau đó, nhà sản xuất đã có chính sách giảm giá mạnh mẽ. Tuy nhiên, anh vẫn cảm thấy hạnh phúc vì đã tiết kiệm được khoảng 10.000 USD, tương đương 243,7 triệu đồng, tiền chi phí bảo dưỡng và nhiên liệu từ thời điểm mua xe đến trước khi pin bị hỏng.
Dobson đã lái xe của mình được 193.000 km, lái xe 6 ngày một tuần, tương đương hơn 480 km mỗi ngày và sạc nhanh 2 lần mỗi ngày. Sử dụng sạc nhanh, pin có thể nạp đầy đến 80% trong khoảng 30 phút.
Tuy chỉ sau hơn một năm, pin của chiếc Tesla Model 3 đã 'chết'. Dobson cảm thấy tức giận vì cho rằng hãng không quan tâm đến việc sử dụng xe Tesla cho dịch vụ. Anh nhấn mạnh rằng pin đã chết đột ngột chứ không phải là dần dần như hãng tuyên bố.
Dobson không cảm thấy vui vẻ khi pin hỏng nhanh hơn so với dự kiến. Ảnh: Kim Java/YouTube
Theo báo cáo từ hãng, pin sẽ chỉ mất khoảng 12% dung lượng tối đa sau khi đi 320.000 km. Tuy nhiên, Dobson nhận thấy thực tế pin xuống cấp nhanh hơn. Khi xe đã đi được 145.000 km, dung lượng pin tối đa chỉ giảm 11%. Nhưng khi vượt qua mốc 170.000 km, dung lượng pin tối đa đã giảm đến 30% so với pin mới. Một ngày nọ, anh chỉ có thể đi được 56 km sau khi sạc đầy.
Sau đó, anh mang xe đến xưởng dịch vụ của Tesla. Ở đó, kỹ thuật viên đưa ra mức giá thay pin là 9.000 USD, tương đương 220 triệu đồng. Anh đồng ý nhưng không hài lòng với việc pin chỉ là pin 'tân trang', với tầm vận hành chỉ khoảng 330 km sau khi sạc đầy, thay vì 390 km như pin mới.
Dobson nghi ngờ rằng việc sạc quá thường xuyên có thể dẫn đến hỏng pin, nhưng hãng lại cho rằng đó là hiện tượng bình thường. 'Hãng nên tính đến khả năng sử dụng xe điện làm dịch vụ, do đó pin cần có khả năng chịu tần suất hoạt động cao trong thời gian dài,' Dobson phản đối.
Dobson không hài lòng với chất lượng dịch vụ và phương pháp làm việc hiện tại của Tesla. Ảnh: Kim Java/YouTube
Bên cạnh đó, với việc thay pin mới, Tesla chỉ bảo hành trong một năm. Trong khi đó, chính sách bảo hành cho chiếc Tesla Model 3 mới là 8 năm hoặc 190.000 km, tùy thuộc vào điều kiện nào đến trước. Chính sách này áp dụng cho toàn bộ hệ thống Tesla, không riêng Dobson. Điều này khiến anh càng không hài lòng.