Giới thiệu về ngôn ngữ Latin
Đa phần những người học thường chọn bắt đầu học một ngôn ngữ thứ hai với những mục đích như giao tiếp thường ngày, học tập, nghiên cứu, làm việc, định cư, … Do vậy, những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, … đang ngày càng được nhiều người lựa chọn. Có một số ngôn ngữ được rất ít người sử dụng, chẳng hạn như tiếng Ả Rập, tiếng Hà Lan, …, nhưng đôi lúc lại mang đến một lợi thế nhất định cho người học. Như vậy, việc lựa chọn học một ngôn ngữ chết – ngôn ngữ không còn ai sử dụng để nói hoặc viết là vô nghĩa? Có một ví dụ có thể bẻ gãy những lập luận trên, đó là học tiếng Latin.
Tiếng Latin được xem là ngôn ngữ “chết”, bởi vì hiện nay không còn khu vực nào chính thức sử dụng, kể cả văn nói và văn viết. Tuy nhiên vẫn có hơn 21,000 sinh viên Mỹ lựa chọn chuyên ngành học tiếng Latin và hơn 1000 học sinh phổ thông học tiếng Latin tại các trường cấp ba ở Mỹ nhiều hơn số lượng 14,000 sinh viên và 12 học sinh phổ thông học tiếng Nga. (Theo thống kê năm 2014-2015, được thực hiện bởi American Councils for International Education – Hội đồng giáo dục quốc tế Hoa Kỳ). Vậy nguyên nhân, và động lực gì để các bạn học sinh, sinh viên Mỹ lựa chọn học một ngôn ngữ “chết” như tiếng Latin?
Để hiểu được lợi ích của việc học tiếng Latin, trước tiên cần tìm hiểu nguồn gốc về tiếng Latin và liệu tiếng Latin có thực sự là một ngôn ngữ chết.
Nguồn gốc của tiếng Latin
Tiếng Latin từng là ngôn ngữ chính thức của đế chế La Mã. Với sự hùng mạnh của đế chế La Mã lúc bấy giờ, tiếng Latin được sử dụng phổ biến khắp châu Âu và nhiều nơi trên thế giới. Có thể tượng tưởng mức độ thông dụng của tiếng Latin thời kỳ đó tương đồng với mức độ thông dụng của tiếng Anh bây giờ. Bất kỳ ai cũng phải nói được tiếng Latin để tồn tại.
Sự tiêu biến của tiếng Latin
Cũng nhờ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đế chế La Mã, người dân từ hầu hết các vùng miền trên thế giới đã đến đất nước này để trao đổi thương mại hoặc nhập cư. Dần dần, ngôn ngữ và văn hóa của đế chế La Mã có sự hòa nhập giữa nhiều nền văn hóa khác nhau.
Ngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến sự biến mất của ngôn ngữ Latin là sự sụp đổ của đế chế La Mã. Sự thống nhất toàn châu Âu vào thời gian đó là do đế chế La Mã, khi không còn người đứng đầu, người dân di cư đến nhiều nơi, những ngôn ngữ mới cũng từ đó được hình thành. Việc sử dụng tiếng Latin kéo đến tận thế kỷ thứ 18, ngôn ngữ này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, nên đa phần các ngôn ngữ riêng sau này đều có gốc Latin, ví dụ như tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, …
Ứng dụng của tiếng Latin
Tiền đề cho việc học ngôn ngữ khác
Dựa vào những thông tin về nguồn gốc của tiếng Latin, có thể biết được rằng việc học tiếng Latin có thể là tiền đề để học một số ngôn ngữ khác dễ dàng hơn. Đơn giản hơn, có thể tưởng tượng ngôn ngữ ở châu Âu tương tự những nhánh cây lớn có gốc rễ là tiếng Latin. Do đó, việc nắm những từ vựng và cấu trúc của tiếng Latin có thể giúp người học học được nhiều ngôn ngữ nhánh con như tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, và cả tiếng Anh một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Ví dụ, ngữ pháp trong tiếng Đức chia danh từ thành ba giống (giống đực, giống trung và giống cái) và chia thành hai dạng (số ít và số nhiều) tương tự như trong tiếng Latin.
Ngoài ra, có rất nhiều từ vựng trong tiếng Anh có gốc Latin:
Gốc từ
Tiếp đầu ngữ post- có nghĩa là phía sau, sau đó. Từ chứa tiếp đầu ngữ post- bao gồm postgraduate: sau tốt nghiệp.
Văn chương
Việc học một ngôn ngữ cổ là cơ hội để kết nối con người với nhiều kiệt tác văn học. Lấy ví dụ như, những tác phẩm của William Shakespeare đến bây giờ vẫn chưa từng một lần ngừng gây thu hút các nhà đạo diễn kịch, các nhà làm phim cũng như khán giả. Nhưng để hiểu sâu sắc và truyền tải được cái hồn trong văn học của Shakespeare, cần hiểu rõ về tiếng Anh cổ.
Chưa kể đến, trong thời kì đế chế La Mã thịnh vượng, hàng ngàn tuyệt tác văn học được ra đời, tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật lớn cho thế hệ đời sau. Để tiếp thu được những tinh hoa nghệ thuật đó đòi hỏi người học phải nắm và hiểu được tiếng Latin. Hơn nữa, những tác phẩm văn học thời La Mã được viết bằng tiếng Latin là nguồn tài liệu quan trọng cho sự phát triển của ngành triết học.
Tri thức khoa học
Các thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học cần phải tuân theo các quy chuẩn hệ thống và được phổ biến. Việc lựa chọn ngôn ngữ nào làm tiêu chuẩn chung cho khoa học luôn gây tranh cãi. Do đó, tiếng Latin – một ngôn ngữ đã tuyệt chủng – đã được chọn để tạo ra các thuật ngữ khoa học.
Nền khoa học của đế chế La Mã đã đóng góp vào việc xây dựng nền móng cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học sau này. Vì vậy, nhiều thuật ngữ khoa học vẫn giữ nguyên tiếng Latin, và đến nay các nhà khoa học vẫn tiếp tục sử dụng tiếng Latin mà không có sự thay đổi nào phù hợp hơn.
Đối với ngành sinh học, tất cả các loài thực vật và động vật đều có tên khoa học lấy từ tiếng Latin. Ví dụ như gấu Bắc Cực được gọi là polar bear trong tiếng Anh, hay được gọi là urso polar trong tiếng Bồ Đào Nha, nhưng khi tất cả các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về loài vật này đều sử dụng chung một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Latin, đó là ursus maritimus. Một ví dụ gần gũi hơn đó là các sinh viên học y hoặc dược phải học và ghi nhớ nhiều tên bệnh và thuốc có nguồn gốc từ Latin. Các ngành nhánh trong y học cũng có nguồn gốc từ tiếng Latin như dens có nghĩa là răng, và trong tiếng Anh là nha sĩ.