1. Các nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy
Đau vai gáy có thể có nhiều nguyên nhân, dưới đây là các nhóm nguyên nhân chính:
Nguyên nhân vận động
+ Tư thế không đúng trong sinh hoạt: Trong cuộc sống hàng ngày, việc duy trì các động tác không đúng tư thế cũng có thể ảnh hưởng đến sự cung cấp máu và oxy đến vùng cổ vai gáy, gây ra đau vai gáy. Ví dụ như thường xuyên cúi gập cổ, nằm nghiêng, dựa đầu vào ghế,...
Đau vai gáy thường xuất hiện ở người cao tuổi
+ Thói quen sinh hoạt không khoa học: Những thói quen như tắm vào buổi tối, ngồi lâu trước quạt, thường xuyên ngồi trong phòng lạnh,... cũng có thể ảnh hưởng đến một số dây thần kinh điều khiển hoạt động của cơ vùng vai gáy và gây ra đau vai gáy.
+ Tập luyện quá mức hoặc không khởi động kỹ trước khi tập.
+ Tính chất công việc: Nếu công việc yêu cầu bạn phải đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến quá trình lưu thông máu và dẫn đến đau mỏi vai gáy.
+Tổn thương cơ, gân, dây chằng cũng có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy.
+ Chấn thương cổ đột ngột không chỉ gây ra đau vai gáy mà còn gây chóng mặt, đau đầu, mờ mắt.
+ Tư thế mang vác đồ không đúng: Khi bê vác đồ vật theo cách không đúng sẽ khiến cho cơ bị kéo căng và đau.
Nguyên nhân bệnh lý
Khi gặp đau vai gáy, không nên bỏ qua bởi có thể nguyên nhân là do một số bệnh lý, cụ thể như sau:
+ Rối loạn chức năng thần kinh: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, khi các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn quá mức sẽ dẫn đến rối loạn chức năng dây thần kinh và gây đau nhức vùng vai gáy.
- Thoái hóa cột sống cổ: Bệnh thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 40 trở lên, tuy nhiên do thói quen sinh hoạt không khoa học nhiều người trẻ cũng đã gặp phải. Thoái hóa các đốt sống cổ gây đau cổ, vai gáy, đặc biệt khi cử động.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Tình trạng bao xơ đĩa đệm ở vùng cột sống cổ yếu đi, đĩa đệm lệch ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh và gây đau mỏi vai gáy.
+ Vôi hóa cột sống tạo ra gai xương chèn ép rễ thần kinh và gây đau cổ vai gáy.
+ Viêm khớp vai có thể là kết quả của chấn thương.
+ Rối loạn ở khớp bả vai và lồng ngực.
+ Đau thắt ngực ổn định.
+ Đau vai gáy đi kèm đau đầu.
+ Ung thư ở đầu cổ, phổi hoặc một số loại ung thư khác.
Các nguyên nhân khác
+ Tuổi tác: Nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp tăng cao theo tuổi. Do đó, tỷ lệ đau vai gáy ở người già thường cao hơn so với người trẻ.
+ Thời tiết: Trong thời gian chuyển mùa, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh, áp suất không khí giảm dẫn đến co bóp mạch máu, làm giảm quá trình vận chuyển máu và oxy, gây ra đau vai gáy.
+ Ăn uống không cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ làm cho dây thần kinh ngoại vi yếu đi, gây đau ở cổ và vai gáy.
2. Đau vai gáy có nguy hiểm không?
“Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ở giai đoạn ban đầu, bệnh tiến triển chậm và chỉ gây ra những cơn đau nhẹ, chỉ khiến người bệnh đau khi lao động quá sức,… Do đó, người bệnh không bị ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày và dễ bỏ qua bệnh.
Tuy nhiên, theo thời gian, bệnh diễn biến ngày càng nặng. Triệu chứng của bệnh trở nên rõ ràng hơn. Cơn đau vai gáy xảy ra ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, hoặc hắt hơi,… Đau lan xuống vùng bả vai và cánh tay. Bệnh nhân gặp khó khăn khi cử động. Kèm theo đó là một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…
Đau vai gáy có thể gây teo cơ
Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như rối loạn cảm giác, teo cơ, bại liệt, hẹp ống sống hay suy giảm tuần hoàn não.
3. Phòng ngừa bệnh đau vai gáy cho nhân viên văn phòng
Nhân viên văn phòng thường có nguy cơ cao bị đau vai gáy do phải ngồi làm việc trong thời gian dài. Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh bạn có thể tham khảo:
- Ngồi làm việc đúng tư thế, vai thả lỏng, hai đùi song song với mặt đất, cổ và bàn tay nên đặt thẳng với bắp tay. Phần lưng dưới cần phải có chỗ dựa chắc chắn. Đồng thời tránh cong lưng khi làm việc.
Ngồi làm việc đúng tư thế để giảm đau vai gáy
- Thay đổi thường xuyên tư thế khi làm việc để giảm áp lực lên vai gáy. Mỗi giờ làm việc, hãy đứng lên và đi bộ một vài phút.
- Chọn bàn làm việc và ghế phù hợp, tránh sử dụng bàn, ghế quá cao hoặc quá thấp. Màn hình máy tính cũng cần đặt ở tầm mắt.
- Thực hiện một số bài tập vai gáy phù hợp. Hằng ngày, bạn cũng có thể tập yoga để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa đau mỏi vai gáy.
Tập yoga giúp giảm đau vai gáy
- Hạn chế sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều.
- Luôn duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái.
- Tránh sử dụng gối cao và nên nằm ngửa khi ngủ.
- Chọn đệm êm, chắc chắn để giữ cho vai gáy và cột sống của bạn được tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không” và đồng thời là gợi ý cách phòng bệnh đau vai gáy cho nhân viên văn phòng. Nếu bạn có triệu chứng bất thường, hãy tham khảo kiểm tra sức khỏe xương khớp tại Bệnh viện Đa khoa Mytour.