1. Tình hình đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ là một bệnh cấp tính thường gây ra khi máu não bị vỡ hoặc tắc nghẽn, dẫn đến sự suy giảm oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể gây tử vong hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ đang tăng lên. Theo thống kê từ Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, khoảng 15% người mắc đột quỵ thuộc độ tuổi từ 18 - 45.
Đột quỵ là một bệnh nguy hiểm thường xảy ra khi các mạch máu của não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn
Phân loại:
Đột quỵ ở người trẻ thường được phân loại thành ba loại sau:
-
Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ chiếm khoảng 85%, xảy ra khi máu từ trái tim đông lại và di chuyển lên não hoặc khi Cholesterol tích tụ gây nghẽn mạch máu.
-
Đột quỵ do xuất huyết chỉ chiếm 15% nhưng có nguy cơ tử vong cao. Dạng này xảy ra khi thành của động mạch bị xơ cứng có vết nứt làm rò rỉ máu ra ngoài dẫn đến tình trạng xuất huyết não.
-
Đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua, xảy ra khi lưu lượng máu cung cấp lên não bị suy giảm đột ngột. Trong một thời gian ngắn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường, điều này là dấu hiệu cảnh báo về đột quỵ mà bạn không nên bỏ qua.
2. Nguyên nhân gây ra đột quỵ ở người trẻ
Thiếu máu lên não là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh, do đó bạn cần hiểu rõ để có biện pháp phòng ngừa:
-
Các bệnh mạn tính như: tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp,… đều góp phần tăng quá trình hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu.
-
Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
-
Đồ ăn nhanh là món phổ biến trong thực đơn của giới trẻ, chúng chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ. Sử dụng thường xuyên có thể làm tăng lượng Cholesterol tích tụ vào thành mạch, gây cản trở đường dẫn của dòng máu lên não.
-
Làm việc quá sức: Người trẻ thường áp dụng áp lực công việc cao, điều này dẫn đến căng thẳng, stress, mất ngủ kéo dài, huyết áp tăng cao và tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ.
-
Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá có thể làm tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.
Đồ ăn nhanh thường chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ, việc tiêu thụ thường xuyên có thể dẫn đến tăng lượng Cholesterol tích tụ vào thành mạch máu
3. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở người trẻ
Khi tế bào não bị tổn thương, các bộ phận được tế bào này điều khiển sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như:
-
Cảm giác tê yếu tay, chân, thậm chí là tình trạng liệt một nửa cơ thể.
-
Miệng méo mó, giọng nói thay đổi đột ngột, khả năng nói bị ngọng hoặc mất hoàn toàn.
-
Thị lực giảm dần, mờ mắt ở một hoặc cả hai bên.
-
Đau đầu, chóng mặt nặng, mất cân bằng cơ thể, không thể di chuyển hoặc vận động theo ý muốn.
-
Rối loạn trí nhớ.
Khi gặp đột quỵ, người bệnh thường mất ý thức dần và cảm giác tay chân bị tê yếu, không thể thực hiện các cử động theo ý muốn.
4. Các biến chứng có thể xuất hiện khi bị đột quỵ.
Khi phát hiện các triệu chứng không bình thường, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để giảm thiểu tác động và tăng cơ hội chữa trị. Nếu chậm trễ, nguy cơ mắc các biến chứng sẽ tăng cao.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thời gian não bị thiếu máu, người bệnh có thể bị tê liệt và mất khả năng vận động ở một số cơ quan, bộ phận. Trong trường hợp nghiêm trọng, hậu quả có thể kéo dài suốt đời.
Bên cạnh đó, nhận thức và trí nhớ của người bị đột quỵ sẽ giảm sút. Khả năng giao tiếp và diễn đạt cũng trở nên khó khăn. Do đó, tâm trạng của họ thường không ổn định, họ có xu hướng tránh xa mọi người và dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.
Hãy nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để giảm thiểu tác động của biến chứng và tăng cơ hội chữa trị.
5. Cách ngăn ngừa đột quỵ ở người trẻ
Với tâm lý chủ quan, ít quan tâm đến sức khỏe, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng cao. Vậy làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này? Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống một cách hợp lý.
- - Hình thành các thói quen lành mạnh như ăn uống đúng giờ và ngủ đủ giấc.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tránh stress.
- Thường xuyên tập thể dục và thể thao.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Từ bỏ hút thuốc lá và sử dụng thức uống có cồn hoặc chất kích thích.
- Giữ tinh thần vui vẻ và chia sẻ áp lực với người thân.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát huyết áp, nhịp tim, đường huyết và mỡ trong máu.
Duỵ trì lối sống lành mạnh và thường xuyên tập luyện là biện pháp đơn giản giúp bạn phòng tránh đột quỵ.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về đột quỵ ở người trẻ. Đây là một căn bệnh cấp tính có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, vì vậy bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh mà chúng tôi đã chia sẻ. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường như méo miệng, tê liệt tay chân,... bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.