Bột ngọt là một trong những gia vị phổ biến trong gian bếp của chúng ta, nhưng lạm dụng khi nấu ăn có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Bột ngọt luôn hiện diện trong căn bếp, dùng để nêm nếm hầu hết các món ăn, từ các món chính đến nước chấm. Sử dụng với lượng hợp lý thì an toàn, nhưng không nên dùng quá mức.
Lạm dụng bột ngọt có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, thường thấy ở các món nước như phở, bún, hủ tiếu,... được nêm nhiều bột ngọt.
Sau khi ăn những món có nhiều bột ngọt, một số người có thể cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt, và cảm giác nặng đầu. Ăn thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe.
Lạm dụng bột ngọt có thể dẫn đến tăng huyết áp
Hàm lượng natri cao trong bột ngọt có thể gây khát nước, khiến bạn uống nhiều hơn. Điều này tăng áp lực máu trong cơ thể, dẫn đến cao huyết áp.
Dùng nhiều bột ngọt gây đau đầu
Khi sử dụng quá nhiều bột ngọt trong món ăn, có thể xuất hiện các cơn đau đầu do phản ứng phụ. Cơn đau đầu thường xuất hiện sau khi ăn từ 15 đến 30 phút.
Tác động của bột ngọt đến tim mạch
Bột ngọt làm tăng vị ngon của món ăn, nhưng với những người dị ứng, bột ngọt có thể gây ra tim đập nhanh và cảm giác đau lồng ngực.
Thường xuyên gặp tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Bột ngọt và nguy cơ hen suyễn
Những người có sức khỏe yếu hoặc bị hen suyễn có thể gặp khó thở khi ăn nhiều bột ngọt, tình trạng nặng có thể đe dọa tính mạng.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bột ngọt gây hại cho tế bào não và hệ thần kinh trung ương.
Dùng nhiều bột ngọt có thể gây ung thư dạ dày
Khi tiêu thụ nhiều bột ngọt, nó làm giảm các chất chống oxy hóa trong dạ dày, tăng nguy cơ ung thư.
Tại Ấn Độ, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao do sử dụng bột ngọt quá mức trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Các tác hại tiềm ẩn của bột ngọt cần được lưu ý, nhưng không nên từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng. Bột ngọt giúp tăng hương vị cho món ăn, nên dùng với liều lượng vừa phải, không quá 6g/ngày để đảm bảo an toàn sức khỏe.