
Theo nghiên cứu Sách đỏ IUCN, có đến 16% loài chuồn chuồn trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống - đặc biệt là những khu vực như đầm lầy, hồ nước,... và tình trạng này đang là một tín hiệu cảnh báo quan trọng.
Từ năm 1970 đến 2015, thế giới đã mất đi 35% diện tích đầm lầy, hồ nước - môi trường sống chủ yếu của chuồn chuồn, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đồng thời, con người cũng “lấy mất” những nơi này để phục vụ mục đích sản xuất, nông nghiệp, và xây dựng công trình.
Trước đó, loài chuồn chuồn kim (Nehalennia speciosa) đã hoàn toàn biến mất ở vùng Bỉ và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng tại các quốc gia như Pháp, Đức.Theo Craig Hilton-Taylor từ Sách đỏ IUCN, một số môi trường đầm lầy đang được phục hồi, tạo nên hệ sinh thái cho chuồn chuồn và các loài sinh vật khác. Chúng ta cần nhìn nhận giá trị của chuồn chuồn, loài côn trùng không gây hại và có ích. Đồng thời, cần lan tỏa thông điệp về tình trạng nguy cơ tuyệt chủng của chuồn chuồn để tìm ra giải pháp bảo toàn cho loài động vật này.Chuồn chuồn không tác động đến con người hay môi trường xung quanh, chúng ưa ăn các loài côn trùng nhỏ khác và thường dự báo về bão lũ.
https://vnexpress.net/khoa-hoc/moi-loai-robot-tuong-lai-co-the-lam-duoc-gi-59585677.html