1. Bệnh dịch bạch hầu là gì và nguyên nhân
Đây bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu thuộc nhóm yếm khí, có thể sinh trưởng trong môi trường thường, nhưng trong máu và huyết thanh với nhiệt độ khoảng 37 độ C sẽ sinh sản và phát triển thuận lợi hơn.
Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu rất nhạy cảm với nhiệt, khi dính vào áo quần, đồ vật,… có thể tồn tại trong thời gian dài và cũng có thể chịu đựng trong thời tiết khô lạnh lâu hơn nhiều loại vi khuẩn khác. Tuy nhiên, các chất sát khuẩn thông thường có thể nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn.
Hình dạng của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu
Vi khuẩn lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch tiết hoặc đường hô hấp, cũng có thể lây lan gián tiếp khi tiếp xúc với áo quần, vật dụng của bệnh nhân. Trẻ em là trường hợp mắc bệnh phổ biến hơn, đặc biệt trẻ dưới 15 tuổi chưa được gây miễn dịch đầy đủ. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa lạnh.
2. Phân loại bệnh và các triệu chứng liên quan
Vi khuẩn bạch hầu khi tiếp xúc với cơ thể người sẽ bám vào niêm mạc họng, hầu và tiết ra các độc tố. Vi khuẩn và các độc tố này tạo ra các vết loét, tại các vết loét có những giả mạc dính chặt vào niêm mạc, nếu bóc ra sẽ gây chảy máu. Các giả mạc này có màu trắng xám và khi thả vào nước không bị tan ra. Ban đầu sẽ xuất hiện ở cổ họng và lan rộng trên đường mũi hoặc xuống khí quản.
Bên cạnh đó, các độc tố do vi khuẩn tiết ra đi theo đường máu và tác động vào hệ thần kinh, gây ra một số triệu chứng liên quan đến vòm miệng, mắt, tứ chi và gây tổn thương đến nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Biểu hiện khi mắc bệnh bạch hầu là những màng giả màu trắng hoặc xám bám vào vòm họng
Mức tiến triển của bệnh phụ thuộc vào diện tích của màng giả và lượng độc tố mà vi khuẩn tiết ra.
Sau đây là một số triệu chứng của bệnh bạch hầu theo từng dạng.
Triệu chứng của bạch hầu mũi bắt đầu như viêm đường hô hấp cấp, với chảy nước nhiều. Dần dần, dịch ở mũi trở nên nhầy, có mùi hôi và đôi khi có máu. Khi chảy ra, dịch làm tổn thương môi. Trên hốc mũi có những màng trắng bám vào niêm mạc. Triệu chứng ít nên chẩn đoán cũng tốn thời gian hơn.
Bạch hầu họng thường chiếm phần lớn trong số các trường hợp mắc bệnh. Người bệnh có thể cảm thấy chán ăn, lo lắng, sốt nhẹ khoảng 38 đến 38.5 độ và viêm họng. Sau 1 - 2 ngày nhiễm bệnh, các màng giả bắt đầu xuất hiện với màu trắng ngà, mỏng. Các màng giả này khi bóc ra gây chảy máu ở niêm mạc.
Hạch bạch huyết khiến vùng mô mềm ở cổ sưng phù, có thể xuất hiện triệu chứng gọi là dấu cổ bò. Nếu có tình trạng xuất huyết dưới da, xuất huyết hệ tiêu hóa, tiểu ra máu biểu hiện cơ thể đã bị nhiễm trùng nặng, chuyển sang nhiễm độc và nhanh chóng dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của bạch hầu mũi bắt đầu như viêm đường hô hấp cấp, với chảy nước nhiều. Dần dần, dịch ở mũi trở nên nhầy, có mùi hôi và đôi khi có máu. Khi chảy ra, dịch làm tổn thương môi. Trên hốc mũi có những màng trắng bám vào niêm mạc. Triệu chứng ít nên chẩn đoán cũng tốn thời gian hơn.
Bạch hầu họng thường chiếm phần lớn trong số các trường hợp mắc bệnh. Người bệnh có thể cảm thấy chán ăn, lo lắng, sốt nhẹ khoảng 38 đến 38.5 độ và viêm họng. Sau 1 - 2 ngày nhiễm bệnh, các màng giả bắt đầu xuất hiện với màu trắng ngà, mỏng. Các màng giả này khi bóc ra gây chảy máu ở niêm mạc.
Độ tuổi phổ biến mắc bệnh bạch hầu là từ 2 đến 7 tuổi
Bạch hầu thanh quản
Thông thường, các trường hợp bị bạch hầu thanh quản là do màng giả lan rộng xuống từ vòm họng. Các bệnh nhân khi mắc phải dạng dịch bạch hầu này có biểu hiện thở dữ dội, khi thở có tiếng rít của thanh quản, bị khàn giọng, có phản xạ co kéo trên xương ức, và vùng thượng đòn rất dữ dội. Một số trường hợp khi màng giả bóc ra có thể gây tắt thanh quản, làm bệnh nhân khó thở và dẫn đến tử vong.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán và điều trị nhanh chóng dựa vào các triệu chứng để tránh nguy hiểm do trì hoãn.
Triệu chứng lâm sàng bao gồm các giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Và các triệu chứng đau họng, chảy nước mũi, khàn giọng, sốt, người mệt mỏi lừ đừ.
Dịch họng được lấy để nuôi cấy trực khuẩn bạch hầu và xác định có nhiễm khuẩn hay không
Bệnh được điều trị bằng cách trung hòa độc tố bạch hầu, sử dụng kháng độc tố bạch cầu - SAD là phương pháp tốt nhất, dùng ngay khi phát hiện bạch hầu vì SAD chỉ tác dụng với độc tố vẫn còn lưu hành trong máu. Dùng các kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn như Penicillin, Ampicillin, erythromycin, rifampicin, clindamycin, Cephalosporin,… Nhưng penicillin thường được dùng nhất.
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng và biến chứng của bệnh, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, kết hợp với chế độ ăn lỏng, đầy đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
4. Phòng tránh bệnh dịch bạch hầu
Chú ý thực hiện các biện pháp vệ sinh thông thường để ngăn ngừa việc lây nhiễm qua đường hô hấp.
Theo dõi sát sao những biến đổi trong cơ thể để có thể phát hiện bệnh kịp thời.
Cách ly ngay lập tức những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu: Những người tiếp xúc cần được xét nghiệm cấy dịch từ họng, nếu chưa có miễn dịch, cần tiêm huyết thanh kháng bạch hầu SAD, phối hợp với kháng sinh nếu cần; đối với những người đã có miễn dịch, cần tiêm vaccin DPT, phối hợp với kháng sinh; để tạo miễn dịch, vaccin giải độc tổn cần được tiêm 3 liều.
Để tạo ra miễn dịch cộng đồng đối với bạch hầu, trẻ em cần được tiêm vaccin DPT.
Để phòng tránh bệnh bạch hầu, trẻ em cần được tiêm vaccin DPT để tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên, không thể sử dụng vaccin DPT cho những người có tiền sử phản ứng thần kinh, bị rối loạn đông máu, mẫn cảm với thành phần của vaccin hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị viêm đường hô hấp cấp tính hoặc các loại thuốc điều trị bệnh nhiễm khuẩn khác.