Tổng quan về suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng ở trẻ: Nguyên nhân và ảnh hưởng
Các thể suy dinh dưỡng ở trẻ
- Các thể suy dinh dưỡng ở trẻ và cách nhận biết
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ và các nguyên nhân khác
- Thiếu dưỡng chất và bệnh lý gây suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng do cả thiếu chất dinh dưỡng và bệnh lý gây ra
Hậu quả của suy dinh dưỡng đối với trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng và hệ lụy đến sức khỏe của trẻ
- Hậu quả của suy dinh dưỡng đối với sức khỏe trẻ
Hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị nhiễm trùng
- Hệ miễn dịch suy giảm và nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ suy dinh dưỡng
Chậm phát triển về trí não và thể chất
- Chậm phát triển về trí não và thể chất do suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng có hệ miễn dịch yếu và dễ mắc bệnh.
3. Trẻ suy dinh dưỡng được điều trị phục hồi bằng cách nào?
Để giúp trẻ suy dinh dưỡng phục hồi thể trạng, cần áp dụng các biện pháp sau:
- - Điều trị kịp thời các tình trạng như: rối loạn điện giải, nhiễm trùng, suy tim cấp, phù toàn thân, mất nước, nhiễm ký sinh trùng, hạn chế hấp thu hay rối loạn tiêu hóa,...
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, vitamin A, vitamin D, canxi, đa sinh tố, axit folic,...
- Cân bằng khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, tăng cường thực phẩm giàu năng lượng và dễ tiêu hóa. Cụ thể cha mẹ có thể áp dụng những cách như: thay đổi món ăn, tăng độ đặc cho món ăn, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, thêm dầu mỡ hoặc thực phẩm nhiều năng lượng vào bữa ăn của trẻ, sau khi khỏi ốm, hãy cho trẻ ăn nhiều hơn.
- - Thay đổi món ăn, cho trẻ ăn nhiều món khác nhau trong cùng một bữa;
- Tăng độ đặc cho món ăn để tăng thành phần chất dinh dưỡng;
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày nếu trẻ ăn quá ít trong một lần;
- Thêm dầu mỡ hoặc thực phẩm nhiều năng lượng vào bữa ăn của trẻ;
- Sau khi khỏi ốm, hãy cho trẻ ăn nhiều hơn.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe cho trẻ định kỳ.
4. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ?
Suy dinh dưỡng gây ra không ít hệ lụy đến sức khỏe của trẻ. Để hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng này, các bậc phụ huynh nên tham khảo những phương pháp dưới đây:
- - Hãy cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinh. Kể cả khi sữa mẹ chưa về nhưng vẫn hãy cho trẻ bú mẹ trực tiếp. Điều này sẽ giúp kích thích tuyến sữa của mẹ hoạt động, đồng thời bé sẽ nhận được kháng thể có trong sữa mẹ. Nên duy trì điều này ít nhất trong 6 tháng đầu đời của trẻ;
- Sau 6 tháng tuổi hãy cho trẻ tập ăn dặm. Bởi vì ở giai đoạn này nhu cầu của trẻ bắt đầu tăng lên. Trẻ cần có nhiều năng lượng hơn để tập đi, tập đứng và các hoạt động khác. Vẫn cần duy trì cho trẻ bú mẹ đến năm trẻ 2 tuổi, nếu sữa mẹ không đủ hãy bổ sung thêm sữa công thức để đáp ứng dinh dưỡng cho trẻ;
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: đây là ưu tiên hàng đầu khi chế biến và lựa chọn đồ ăn cho trẻ. Khi vấn đề vệ sinh được đảm bảo, trẻ sẽ không bị nhiễm giun sán hay các bệnh nhiễm trùng đường ruột,... Không nên để thực phẩm quá lâu, hạn chế tình trạng cho trẻ ăn đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, đồ tái, đồ sống,...;
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống và cơ thể bé hàng ngày;
- Theo dõi thể trạng, cân nặng, chiều cao của trẻ mỗi tháng để kịp thời phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ nhằm có biện pháp can thiệp ngay từ sớm;
- Xổ giun cho trẻ định kỳ (áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng/lần);
- Chữa khỏi cho trẻ các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị cho trẻ mà cần dùng đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ;
- Cho bé thường xuyên vận động. Các hoạt động thể chất (ví dụ như bơi lội, đạp xe, chơi trò chơi,...) có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất, cải thiện khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cũng như hỗ trợ hệ bài tiết vận hành trơn tru hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp sẽ khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn và dễ tiêu hóa hơn