Phần của loạt bài |
Cơ học lượng tử |
---|
Phương trình Schrödinger |
|
Nền tảng[hiện] |
Nội dung cơ bản[hiện] |
Hiệu ứng[hiện] |
Thí nghiệm[hiện] |
Hàm số[hiện] |
Phương trình[hiện] |
Sự diễn giải[hiện] |
Chủ đề chuyên sâu[hiện] |
Nhà khoa học[hiện] |
Nguyên lý loại trừ (hay còn gọi là nguyên lý loại trừ Pauli, theo tên của nhà vật lý Wolfgang Pauli) cho biết rằng
- Không thể có hai fermion cùng ở trong cùng một trạng thái lượng tử.
Các hạt có spin nguyên (boson) không rơi vào phạm vi của nguyên lý này vì chúng có thể cùng tồn tại trong cùng một trạng thái lượng tử và tuân theo Thống kê Bose–Einstein
Ví dụ về nguyên lý loại trừ Pauli
Một minh chứng quan trọng của nguyên lý này giải thích sự sắp xếp cấu trúc electron trong nguyên tử, trong lĩnh vực hóa học. Electron là một loại fermion và trạng thái lượng tử của chúng trong nguyên tử được biểu diễn bằng nguyên tắc sau: 'không thể có hai electron cùng tồn tại trong một nguyên tử cùng các trạng thái lượng tử'.
Sử dụng lịch sử
Nguyên tắc này được nhà vật lý Wolfgang Ernst Pauli đề xuất lần đầu vào năm 1925 đối với electron và được hoàn thiện vào năm 1940 với tất cả các fermion nói chung. Pauli đã được trao giải Nobel vật lý vào năm 1945 nhờ phát hiện này.