1. Những nguyên nhân nào gây ra viêm loét đại trực tràng chảy máu?
Nguyên nhân chính gây tổn thương niêm mạc và dưới niêm mạc của đại trực tràng dẫn tới viêm loét chảy máu hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Chảy máu và viêm loét đại trực tràng là hai bệnh tiêu hóa khá phổ biến
Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra có những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:
1.1. Yếu tố di truyền
Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu được cho là có liên quan đến một số mã gen gây bệnh, tuy nhiên vẫn chưa có thông tin cụ thể. Gen HLA - DRB1*1502 đang được nghi ngờ và các nghiên cứu đang tiến hành để xác định mối liên hệ với bệnh. Ngoài ra, các số liệu thống kê cho thấy, có đến 20% bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu có ít nhất 1 người thân trong gia đình mắc bệnh.
1.2. Yếu tố miễn dịch
Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa khả năng miễn dịch với bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu cho thấy, đến 80% bệnh nhân dương tính với tự kháng thể pANCA. Tỉ lệ dương tính với kháng thể này còn cao hơn nếu bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu kết hợp với viêm xơ chít hẹp đường mật.
Ngoài ra, rối loạn miễn dịch đại trực tràng cũng là cơ hội cho vi khuẩn, virus tác động gây viêm, loét và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
1.3. Yếu tố nhiễm trùng
Vi khuẩn, virus chính là nguyên nhân gây tổn thương trực tiếp trên niêm mạc đại trực tràng. Khi kết hợp với nhiều yếu tố khác, tổn thương này có thể phát triển sâu hơn, rộng hơn dẫn tới viêm loét và chảy máu.
Vi khuẩn trong ruột là nguyên nhân gây tổn thương đại trực tràng
Ở những người từng mắc viêm loét đại trực tràng, có nghĩa là đã có tổn thương trước đó từ vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây ra các đợt tái phát bệnh. Cụ thể, các vi khuẩn gây nhiễm trùng thường là E.coli, Campylobacter, Shigella,…
1.4. Yếu tố tâm lý
Tâm lý sức khỏe là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa, trong đó có viêm loét đại trực tràng chảy máu. Đối với những người đã từng bị tổn thương, kết hợp với các yếu tố khác, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
1.5. Yếu tố môi trường
Môi trường và thói quen ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ cùng với các chất kích thích, thức uống có cồn đều dễ gây tổn thương đại trực tràng. Nếu không cải thiện được yếu tố này, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, vết loét rộng có thể gây chảy máu và trở nên nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên được chỉ ra làm tăng nguy cơ mắc viêm loét đại trực tràng cũng như viêm loét đường tiêu hóa nói chung, cao gấp 2,5 lần so với người không sử dụng. Nhiều loại thuốc điều trị cũng có thể gây ra tác dụng phụ với hệ tiêu hóa, vì vậy cần phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng và điều trị đúng thời điểm để hạn chế biến chứng.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là kết quả của nhiều yếu tố tác động
Kiểm soát tốt các yếu tố này không chỉ giúp phòng ngừa viêm loét đại trực tràng mà còn cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa của bạn. Ngay cả ở những người đã điều trị khỏi, việc duy trì chăm sóc và hạn chế yếu tố nguy cơ vẫn cần thiết để tránh tái phát.
2. Triệu chứng của bệnh nhân mắc viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì?
Tổn thương ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu gây ra nhiều biểu hiện đặc trưng như:
2.1. Đau bụng
Mức độ đau bụng do viêm loét đại trực tràng thay đổi tùy thuộc vào vị trí và mức độ của vết loét. Thông thường, khi đã xuất hiện chảy máu, vết loét đã sâu và gây ra cơn đau bụng nghiêm trọng. Đau bụng ở bệnh nhân cũng có thể gây ra rối loạn điều hòa hệ thống tiêu hóa, nhưng sau đó có thể cải thiện.
2.2. Rối loạn chức năng ruột
Khi xảy ra viêm loét đại trực tràng, chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng rối loạn phân. Người bệnh có thể phát hiện phân lỏng, phân kèm máu, mót mặn trong phân.
2.3. Triệu chứng cơ thể
Triệu chứng cơ thể ở bệnh nhân mắc viêm loét đại trực tràng chảy máu phân biệt rõ ràng theo từng mức độ bệnh:
Trường hợp nhẹ: Khoảng 60% bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu ở mức độ nhẹ, thể trạng không thay đổi nhiều, số lần đi đại tiện dưới 4 lần mỗi ngày. Ngoài ra, không có dấu hiệu thiếu máu do chảy máu nhiều.
Người bị viêm loét đại trực tràng có thể mất máu nghiêm trọng
Trường hợp trung bình: Khoảng 25% người bị viêm loét đại trực tràng chảy máu thuộc nhóm này, số lần đi đại tiện nhiều hơn 6 lần/ngày, phân có máu khá ít. Người cũng có tình trạng thiếu máu nhưng có thể hồi phục mà không cần truyền máu. Có thể kèm theo tình trạng giảm protein máu, sốt kết hợp gây mệt mỏi, mất sức.
Trường hợp nặng: Chiếm khoảng 15% số ca mắc, ngoài việc đi đại tiện hơn 6 lần mỗi ngày, triệu chứng toàn thân cũng rõ ràng bao gồm hạ huyết áp, sốt cao, thiếu máu, nhịp tim nhanh.
Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi người bị viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể đi đại tiện nhiều hơn 10 lần mỗi ngày, đồng thời máu chảy nhiều gây thiếu máu. Triệu chứng toàn thân rõ ràng, đặc biệt là tình trạng suy kiệt do mất máu, cần sự cấp cứu sớm nếu không có thể dẫn đến tử vong.
3. Có thể điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu không?
Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể điều trị, thời gian và hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc vào mức độ bệnh và khả năng đáp ứng với thuốc. Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho hầu hết bệnh nhân, sử dụng các loại thuốc như corticoid, sulfasalazine, cyclosporin và azathioprine. Việc chọn lựa thuốc điều trị còn phụ thuộc vào việc chẩn đoán tình trạng viêm loét, chảy máu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Trong trường hợp viêm loét nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc không thể điều trị hoàn toàn, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để loại bỏ một phần của đại trực tràng.
Hầu hết bệnh nhân mắc viêm loét đại trực tràng sẽ được điều trị nội khoa.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý để giảm triệu chứng bệnh và hỗ trợ phục hồi tổn thương đại trực tràng tốt nhất có thể. Ngay cả khi không có triệu chứng, bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu cũng cần tái khám định kỳ, kiểm tra và phòng tránh nguy cơ tái phát.