1. Tìm hiểu chung về bệnh huyết áp cao
Mọi người thường biết đến bệnh này với tên gọi khác là tăng huyết áp - một loại bệnh liên quan tới tim mạch khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết cụ thể về bệnh huyết áp cao cũng như các triệu chứng thường gặp của nó.
Khi mắc bệnh, áp lực máu tới thành động mạch tăng cao hơn bình thường
Khi mắc bệnh, áp lực máu tới thành động mạch tăng cao hơn bình thường, về lâu về dài, nếu bệnh nhân không kiểm soát huyết áp tốt, họ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, hai biến chứng thường gặp nhất là cơn đau ở ngực, nhồi máu cơ tim,... thậm chí là đột quỵ. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể chủ quan và bỏ qua điều trị bệnh.
Vậy chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao? Bình thường, người ta sẽ quan tâm tới hai chỉ số đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, với một người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số này dao động trong khoảng 120/80 mmHg. Người mắc bệnh tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90mmHg, 1 trong 2 hoặc đồng thời không tính thời gian.
Chúng ta nên thường xuyên theo dõi tình trạng huyết áp để nắm được sức khỏe hiện tại cũng như kịp thời phát hiện bệnh, có phương án điều trị hiệu quả.
2. Bệnh huyết áp cao xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Thực sự căn bệnh huyết áp cao này không thể coi thường, chúng phát triển âm thần, giống như một “tên giết người lặng lẽ”. Để kiểm soát tình hình sức khỏe và chỉ số huyết áp, chúng ta nên nắm được một số nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên cơ sở đó, mỗi người sẽ thay đổi thói quen của mình để đảm bảo sức khỏe ổn định.
Bệnh huyết áp cao gồm hai dạng chính: bệnh vô căn và thứ cấp
Hiện nay, các bác sĩ thường chia bệnh thành hai dạng chính, đó là cao huyết áp nguyên phát và cao huyết áp thứ phát. Cụ thể, bác sĩ chuyên khoa không thể tìm ra nguyên nhân khiến một số người mắc bệnh, chính vì thế họ được xếp vào dạng cao huyết áp vô căn. Có thể tình trạng tăng huyết áp là do người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh và di truyền lại. Tình trạng trên cũng thường xuyên gặp ở những người cao tuổi, đặc biệt là nam giới.
Ngược lại, nếu xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, người ta sẽ xếp bệnh nhân này vào nhóm cao huyết áp thứ phát. Tăng huyết áp thứ phát bao gồm: bệnh thận, các bệnh liên quan nội tiết (bệnh Cushing, u tủy thượng thận,...) bệnh tim mạch (hẹp động mạch, hẹp van,...), do dùng thuốc, nhiễm độc thai nghén,... Bên cạnh đó, tình trạng tăng huyết áp có thể là những hệ quả của bệnh thận hoặc tuyến giáp.
Như vậy, những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao có thể kể đến như: tuổi tác, yếu tố di truyền, những thói quen sinh hoạt, ăn uống kém lành mạnh,…
3. Triệu chứng của người huyết áp cao
Hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh, chắc chắn mọi người đều mong muốn nắm được các triệu chứng đặc trưng của chúng để kịp thời phát hiện cũng như điều trị. Như đã phân tích ở trên, bệnh tăng huyết áp giống như “tên giết người lặng lẽ”, người bệnh rất khó cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể hoặc các dấu hiệu bất thường.
Thông thường, các triệu chứng của bệnh khá mờ nhạt và khó phát hiện
Thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng chảy máu cam, đau nhức đầu hoặc khó thở. Tuy nhiên, họ thường lầm tưởng với những căn bệnh khác, chỉ đến khi tình trạng thực sự nghiêm trọng, bệnh nhân mới phát hiện. Tốt nhất, chúng ta nên theo dõi các biểu hiện lạ và đi khám để biết chính xác vấn đề mình đang phải đối mặt là gì.
4. Những biến chứng của bệnh cao huyết áp
Một vấn đề được khá nhiều người quan tâm đó là những biến chứng liên quan tới tim mạch mà bệnh huyết áp cao có thể gây ra. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay các biến chứng nguy hiểm, khó lường này nhé!
4.1. Thiếu máu cơ tim
Đây là vấn đề khá nhiều bệnh nhân đang đối mặt, bởi vì khi mắc bệnh tăng huyết áp, động mạch vành rơi vào trạng thái tắc nghẽn, hậu quả là lượng máu truyền tới cơ tim giảm rõ rệt.
Thiếu máu cơ tim là một trong những biến chứng thường gặp
Khi bị thiếu máu cơ tim, bạn hãy lưu ý những triệu chứng sau đây đau ngực trái, cơn đau thường diễn ra trong khoảng 15 - 20 phút rồi kết thúc. Nhiều khi, bệnh nhân cũng cảm thấy cơn đau nhức lan tới các cơ quan lân cận, ví dụ như cánh tay hoặc cằm.
Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra nếu như bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi hoặc làm việc quá sức. Tốt nhất, bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi để làm dịu cơn đau.
4.2. Phì đại thất trái
Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng để lại biến chứng đó là phì đại thất trái, trong đó đa số bệnh nhân là người cao tuổi hoặc thừa cân, béo phì. Nguyên nhân khiến tâm thất trái phì đại là do những áp lực mà chúng phải chịu khi mắc bệnh huyết áp.
Tình trạng phì đại thất trái làm gia tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ
Thực sự, nếu chúng ta không thể kiểm soát bệnh tốt, bệnh phì đại thất trái có thể gây tình trạng suy tim, đột quỵ hoặc nghiêm trọng hơn đó là đe dọa tới tính mạng. Nếu như bạn có cảm giác khó thở khi vận động, tim đập nhanh và mạnh, cơ thể rất hay rơi vào trạng thái mệt mỏi nếu làm việc quá sức.
Ngoài ra, bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều tình trạng nghiêm trọng khác, ví dụ như: suy tim tâm trương, suy tim tâm thu hoặc là phình động mạch chủ,… Chúng ta không thể coi thường những biến chứng kể trên.
4.3. Một số biến chứng khác
Khi bị huyết áp cao, người bệnh thường phải đối mặt với rất nhiều biến chứng. Ngoài 2 biến chứng kể trên, người bị bệnh còn có rủi ro gặp phải tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và ảnh hưởng tới mắt. Chính vì thế, việc đi thăm khám và kiểm tra định kỳ sức khỏe là rất cần thiết.
5. Bệnh nhân huyết áp cao cần xây dựng chế độ sinh hoạt như thế nào?
Để góp phần kiểm soát, điều trị bệnh huyết áp cao, bệnh nhân nên thay đổi chế độ sinh hoạt, hình thành những thói quen lành mạnh. Đầu tiên, chúng ta hãy dành thời gian để rèn luyện thể dục thể thao. Thực sự, việc rèn luyện thể dục rất đơn giản, dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả bất ngờ. Các bài tập nhẹ nhàng vừa tốt cho tim mạch, vừa giữ cơ thể cân đối, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
Bệnh nhân nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao
Bệnh nhân tăng huyết áp cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, hạn chế ăn muối, sử dụng quá nhiều rượu bia. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung các loại rau củ quả, ví dụ như: rau chân vịt, rau cải xoăn,…
Có thể nói, số đo huyết áp có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Chúng ta nên theo dõi huyết áp thường xuyên, nếu không may mắc bệnh huyết áp cao, bạn hãy đi khám và điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đừng quên hình thành những thói quen lành mạnh để duy trì tình trạng sức khỏe.