1. Vấn đề về sự dung nạp lactose
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng sau khi uống sữa là do cơ thể không dung nạp được lactose. Đây là tình trạng khiến cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa được lactose (đường sữa) có trong sữa.
Tình trạng này có thể do cơ thể thiếu enzyme lactase cần thiết để phân giải lactose thành glucose và galactose, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa hơn.

Cơ thể không thể tiêu hóa lactose
Do đó, khi uống sữa, lactose không tiêu hóa được sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nếu bạn bị tiêu chảy do không tiêu hóa lactose, triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục uống sữa. Người bệnh cần được điều trị và sử dụng sản phẩm không chứa lactose thay thế. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì vấn đề không tiêu hóa lactose có thể thay đổi.
Bạn có thể tập thói quen uống sữa sau khi ăn trong khoảng 30 phút chỉ với một lượng nhỏ và tăng dần từng ngày. Sau khoảng 3 - 7 ngày, cơ thể sẽ thích ứng dần với lượng đường lactose, giúp giảm thiểu triệu chứng đau bụng sau khi uống sữa. Nếu không có hiệu quả, bạn nên ngừng lại một thời gian để bụng được nghỉ ngơi và thử lại cách làm trên.
Nếu không thể uống sữa, bạn có thể dùng sữa chua thay thế. Lượng đường lactose trong sản phẩm này đã được chuyển hóa thành acid lactic, giảm nguy cơ bị đau bụng . Tuy nhiên, lượng đạm và canxi trong sữa chua vẫn được giữ nguyên như sữa tươi thông thường.
2. Dị ứng sữa - nguyên nhân gây đau bụng khi uống sữa
Dị ứng sữa có thể bị nhầm lẫn với tình trạng không dung nạp lactose vì chúng có các triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, hai tình trạng này lại rất khác biệt. Dị ứng sữa là phản ứng miễn dịch của cơ thể với các protein trong sữa như whey hoặc casein. Số người bị dị ứng sữa bò cao hơn so với các loại sữa khác.

Một thành phần trong sữa gây dị ứng cũng có thể khiến bạn bị đau bụng
Khi bị dị ứng với sữa, một trong những triệu chứng rõ rệt nhất là đau bụng và tiêu chảy sau khi uống sữa. Các triệu chứng này thường xuất hiện từ 5 phút đến 3 giờ sau khi tiếp xúc với sữa. Ngoài ra, có thể xuất hiện khó thở, nổi mề đay, nôn mửa, và các triệu chứng khác như phát ban (thường là quanh miệng), chảy nước mũi, tần suất đi ngoài tăng cao, phân có màu máu,...
Chứng dị ứng sữa thường bị nhầm lẫn với việc không dung nạp lactose vì những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khá giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
3. Thay đổi công thức sữa
Mỗi sản phẩm sữa và mỗi nhãn hiệu sữa đều có công thức pha chế và thành phần khác nhau. Đau bụng khi uống sữa đôi khi do cơ thể không dung nạp được một thành phần nào đó trong sữa khi bạn sử dụng lần đầu tiên.
Khi đã quen với một loại sữa nhất định, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Nếu có đau bụng khi dùng loại sữa mới, có nghĩa là bạn không phù hợp với sản phẩm đó. Để giảm thiểu vấn đề này, khi thay đổi sữa bạn nên dần dần thay từng loại để cơ thể có thời gian thích nghi.

Công thức sữa thay đổi không phù hợp
Nếu bạn đang sử dụng một loại sữa an toàn, lành mạnh và tốt cho sức khỏe, không cần thiết phải thay đổi sang sản phẩm mới. Hầu hết các loại sữa trên thị trường hiện nay đều có bảng thành phần dinh dưỡng tương đương nhau.
4. Sử dụng sữa kém chất lượng
Một nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng sau khi uống sữa có thể là chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Sữa bị bảo quản không đúng cách có thể dẫn đến hư hỏng và gây khó chịu cho dạ dày. Ngoài ra, sữa giả, hàng nhái hoặc hết hạn sử dụng cũng là nguyên nhân gây đau bụng.
Trước khi uống, hãy kiểm tra kỹ thông tin về nguồn gốc và thời hạn sử dụng. Đồng thời, bảo quản sữa đúng cách để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
5. Uống sữa không đúng cách
Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng uống sữa cũng cần thực hiện đúng cách. Nếu bạn uống sữa bị đau bụng, nguyên nhân đôi khi là do uống sữa sai thời điểm. Nếu bạn uống sữa khi đang đói bụng, tỷ lệ bị đau bụng rất cao.

Uống sữa bị đau bụng do bụng đói
Trong sữa chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Nếu uống sữa khi đang đói, có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ. Dịch dạ dày sẽ tiết ra và gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa. Thời điểm tốt nhất để uống sữa là khoảng 30 phút sau khi ăn.
6. Pha sữa sai cách
Nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng sau khi uống sữa đôi khi đến từ cách pha sữa không đúng. Nhiều người nghĩ rằng pha sữa là điều đơn giản, nhưng khi pha sữa bột sai cách thì có thể làm thay đổi cấu trúc và chất lượng sản phẩm.
Nếu sử dụng nước quá nóng, thành phần dinh dưỡng của sữa có thể bị biến đổi. Ngược lại, khi sử dụng nước không đủ nhiệt, sữa không nấu chín sẽ dễ gây đau bụng đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa yếu. Vì vậy, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng và pha sữa đúng chuẩn của nhà sản xuất cho từng loại sữa.

Pha sữa không đúng cách cũng gây đau bụng
Dưới đây là những thông tin về tình trạng đau bụng sau khi uống sữa mà nhiều người gặp phải hiện nay. Uống sữa đúng cách sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết khác. Ngoài ra, thói quen kiểm tra thành phần, cách sử dụng và cách bảo quản sữa cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng đau bụng, tiêu chảy sau khi uống sữa.