1. Nguyên nhân gây đau họng buồn nôn là gì?
Đau họng buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân do bệnh lý là phổ biến nhất.
1.1. Gặp phải các vấn đề về hệ thống hô hấp
- Viêm amidan thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa, từ mùa nóng sang mùa lạnh và khi hệ miễn dịch suy giảm. Bên cạnh triệu chứng đau họng buồn nôn, người bệnh cũng có thể bị sưng họng, sốt cao, khó nuốt, khàn tiếng, mệt mỏi, ho có đờm,...
Đau họng buồn nôn gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của người bệnh
1.2. Gặp phải các vấn đề về tiêu hóa
- Rối loạn tiêu hóa thường gây cảm giác đầy hơi khó tiêu, chán ăn, bụng căng tức, ợ chua, ợ hơi, ăn uống không ngon,... có thể dẫn đến triệu chứng đau họng buồn nôn. Nguyên nhân có thể là do stress, chế độ ăn uống không đúng, dùng quá nhiều đồ uống có cồn,...
- Trào ngược dạ dày thực quản: axit dạ dày trào ngược lên họng, thực quản thường gây cảm giác buồn nôn, muốn nôn mửa, nóng rát họng và axit dạ dày là nguyên nhân gây đau họng.
2. Phương pháp kết thúc cảm giác đau họng buồn nôn
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau họng buồn nôn là gì, bệnh nhân sẽ cần áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 2 phương án chính bạn có thể tham khảo:
2.2. Phương pháp điều trị đau họng buồn nôn tại nhà
Nếu tình trạng đau họng buồn nôn không quá nghiêm trọng, trước tiên bạn nên thử một số cách sau đây để điều trị tại nhà:
- Sử dụng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để súc họng: nước muối sinh lý có tính kiềm và kháng khuẩn nhẹ, giúp giảm cảm giác buồn nôn và làm dịu họng nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen này mỗi ngày, lặp lại từ 2 - 3 lần/ngày để làm dịu các triệu chứng không thoải mái.
- Sử dụng mật ong: mật ong được coi là một loại thuốc quý từ thiên nhiên, có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ, vị ngọt dễ uống. Mỗi khi triệu chứng đau họng buồn nôn xuất hiện, bạn nên ngậm một thìa mật ong trong miệng cho đến khi mật ong tan hết. Hoặc bạn cũng có thể uống trà mật ong ấm vì nó rất tốt cho hệ hô hấp của bạn.
- Sử dụng rễ cam thảo: hoạt chất acid glycyrrhizic trong rễ cam thảo giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó làm giảm cảm giác đau họng buồn nôn khá hiệu quả. Bạn có thể đun nước cam thảo hoặc thêm cam thảo vào trà để sử dụng hàng ngày.
Đau họng buồn nôn có thể là do bệnh nhân mắc phải các bệnh về đường hô hấp hoặc tiêu hóa
2.2. Sử dụng thuốc để điều trị đau họng buồn nôn
Nếu đau họng buồn nôn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, tái phát trong thời gian dài và không được cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp nêu trên, bệnh nhân nên điều trị bằng thuốc. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp với từng người và từng bệnh lý đang gặp phải,...
3. Lưu ý gì khi bị đau họng buồn nôn?
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà cũng như sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý những điều sau để giảm nguy cơ tái phát và hỗ trợ việc phục hồi sức khỏe:
- Trong quá trình điều trị, không uống nước đá, nước ngọt hoặc nước có ga.
- Tránh ăn đồ chua, cay, nóng, đồ cứng hoặc dầu mỡ vì có thể kích ứng và tổn thương niêm mạc họng.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể để tăng độ ẩm tự nhiên cho vùng họng, ngăn vi khuẩn phát triển.
- Đảm bảo ăn uống cân đối, đủ dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt cần ăn nhiều rau cải, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Không thức khuya, ngủ đủ giấc và đi ngủ sớm.
- Vệ sinh răng miệng, họng thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Không thức khuya, hãy đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
Hãy nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi bị đau họng buồn nôn
Như vậy, đau họng buồn nôn có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tránh triệu chứng này và tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, giữ ấm cơ thể và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nếu đau họng buồn nôn kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện sau khi đã tích cực điều trị tại nhà, thậm chí còn đi kèm với các triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và nhận phương hướng điều trị phù hợp hơn.