1. Các Nguyên Nhân Gây Viêm Mũi Dị Ứng
Hai nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng là cơ địa nhạy cảm và tiếp xúc với các dị nguyên. Một số chất gây dị ứng đường hô hấp thường gặp trong không khí bao gồm:
Các chất gây dị ứng trong nhà: Như bụi bẩn, nấm mốc, lông chó, mèo,...
Các chất gây dị ứng trong không khí, đặc biệt là phấn hoa, là nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng. Nhiều trường hợp mắc bệnh do hít phải phấn hoa của cây sồi, cây bách và nhiều loại hoa khác.
Chất gây dị ứng nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp đặc thù phải tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như thợ làm bánh tiếp xúc với bột, thợ cắt tóc tiếp xúc với chất persulfates, các nhà sinh vật học và bác sĩ thú y tiếp xúc thường xuyên với chó, mèo và các động vật khác. Đây gọi là viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp.
Những ai dễ mắc viêm mũi dị ứng?
Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi người, nhưng nguy cơ cao hơn nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh hoặc bạn đang bị hen suyễn, bệnh chàm,...
Ngoài ra, các yếu tố như khói thuốc lá, hóa chất, nhiệt độ lạnh, nóng ẩm, gió lạnh, ô nhiễm không khí, keo xịt tóc, nước hoa,... cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
2. Viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng gì?
Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng viêm mũi dị ứng được chia thành hai dạng: viêm mũi dị ứng theo chu kỳ và viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ.
Thay đổi thời tiết có thể là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Cụ thể:
Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ:
-
Triệu chứng thường xuất hiện vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng ẩm.
-
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó chịu, cay mũi, hắt hơi liên tục, có khi hắt hơi vài chục lần, kèm theo cay mắt, chảy nước mắt và rát ở kết mạc, vòm họng.
-
Luôn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, thích nghỉ ngơi ở nơi ít ánh sáng.
-
Triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày, thường giảm vào buổi tối.
-
Sau vài ngày, triệu chứng có thể biến mất nhưng sẽ tái phát vào cùng thời điểm năm sau. Nhiều trường hợp kéo dài khoảng 10 năm.
-
Bệnh nhân cao tuổi và tái phát nhiều năm dễ bị tổn thương, phù nề niêm mạc mũi, ngạt mũi,...
Viêm mũi dị ứng do phấn hoa
Viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ:
-
Đây là những trường hợp viêm mũi dị ứng phổ biến. Người bệnh thường sổ mũi, hắt hơi vào buổi sáng sớm, sau đó triệu chứng giảm trong ngày. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với gió lạnh hoặc môi trường nhiều khói bụi, các triệu chứng sẽ nhanh chóng tái phát.
-
Lúc mới mắc bệnh, nước mũi trong, nhưng sau một thời gian sẽ đặc hơn và có thể đặc thành mủ, kèm theo viêm loét.
-
Người bệnh hắt hơi liên tục trong nhiều giờ, gây mệt mỏi và giảm trí nhớ.
-
Tình trạng ngạt mũi có thể thay đổi theo mùa và thời tiết.
-
Người bệnh thở bằng miệng dễ dẫn đến viêm họng hoặc viêm phế quản.
-
Người bệnh hay bị ngứa mũi, đau gốc mũi.
-
Bệnh nhân thường khạc nhổ do dịch ứ đọng trong họng.
-
Niêm mạc mũi bị phù nề, nhợt nhạt, hoặc có mủ đặc màu trắng, vàng, xanh khi bị bội nhiễm.
-
Niêm mạc mũi bị thoái hóa và có thể xuất hiện polyp.
3. Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng
Tùy vào nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp như sau:
Điều trị đặc hiệu: Áp dụng cho các trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng. Bác sĩ sẽ để bệnh nhân tiếp xúc với chất gây dị ứng với lượng tăng dần, nhằm tạo kháng thể bao vây và thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể. Phương pháp này có thể giúp điều trị triệt để.
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc xịt
Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc cho người bệnh nhằm giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng, bệnh nhân có thể tái phát bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống dị ứng, thuốc kháng sinh, thuốc kháng leukotriene, kháng cholinergic,...
Phẫu thuật: Với bệnh nhân viêm mũi do lệch vách ngăn mũi, gai vách ngăn,... can thiệp phẫu thuật sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào?
Để phòng bệnh hiệu quả, nên tránh các tác nhân gây bệnh như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất. Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như nhộng, tôm, cua ghẹ,... nhưng không nên kiêng khem quá mức, cần ăn đủ chất để tăng sức đề kháng. Cũng nên chăm chỉ tập thể dục để cơ thể dẻo dai, phòng ngừa bệnh tật. Khi thời tiết thay đổi, người cao tuổi cần chú ý giữ ấm và tránh gió lạnh.